您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【ket qua bong da tt】Bài 5: Không có vùng cấm trong đấu tranh chống tân dược, thực phẩm chức năng giả

Nhận Định Bóng Đá53人已围观

简介Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo ...

bai 5 khong co vung cam trong dau tranh chong tan duoc thuc pham chuc nang gia

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế

Trước tình hình đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Đàm Thanh Thế đã trả lời phỏng vấn Báo Hải quan về vấn đề này.

Nhiều người Việt đang bị đầu độc bởi vấn nạn thực phẩm chức năng, tân dược giả, kém chất lượng. Ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

- Thời gian qua, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã tiếp nhận nhiều vụ việc và thông tin liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

Văn phòng Thường trực đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nắm tình hình, khảo sát đánh giá nhiều vụ việc, nhận thấy tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là nhóm hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu vẫn đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hiện, xử lý còn thấp, vi phạm diễn ra ngày một đa dạng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, phạm vi hoạt động rộng từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Các đối tượng vi phạm đã lợi dụng những bất cập về cơ chế chính sách, những sơ hở trong công tác quản lý và những hạn chế của người tiêu dùng để sản xuất, phân phối, hình thành các đường dây, băng nhóm sản xuất, tiêu thụ.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do nhận thức của các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng chức năng liên quan đến công tác này còn chưa sâu sắc, chưa chủ động, quyết liệt trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, có nơi buông lỏng quản lý; hệ thống pháp luật liên quan còn chưa đồng bộ, tính khả thi không cao, chế tài xử lý chưa đủ mạnh, còn thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý đối với các mặt hàng thực phẩm chức năng… Sự bùng nổ của dịch vụ Internet và hoạt động kinh doanh, quảng cáo trên các trang thông tin điện tử, trang mạng xã hội khiến người tiêu dùng dễ dàng tiếp nhận thông tin và thực hiện việc mua bán các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trong đó có nhiều thông tin không chính xác về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng, vị thuốc đã kích thích nhu cầu sử dụng các sản phẩm này trên thị trường.

Thực tế đáng báo động trên gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng, làm nhiễu loạn thị trường, tổn hại sản xuất kinh doanh. Trước tình hình đó, Văn phòng Thường trực đã tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng dự thảo Chỉ thị về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018.

Sau khi Chỉ thị số 17/CT-TTg ban hành , Văn phòng Thường trực đã triển khai những công việc gì để nâng cao hiệu quả công tác này, thưa ông?

- Để triển khai Chỉ thị 17/CT-TTg, Văn phòng Thường trực đang tham mưu trìnhTrưởng ban Ban Chỉ đạo 389 quốc gia xây dựng, ban hành Kế hoạch chỉ đạo cho các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, xác định tụ điểm, xác định đối tượng, trên cơ sở đó kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nghiêm trọng theo quy định. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung không có vùng cấm, nhất là việc sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ ăn thức uống liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.

Sau khi có Kế hoạch của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Văn phòng Thường trực sẽ tiến hành kiểm tra, đôn đốc, tiếp nhận những thông tin của các bộ, ngành, địa phương và lực lượng chức năng, từng bước tham mưu để nâng cao hiệu quả công tác này. Trong đó, cần xác định rõ trách nhiệm từng địa bàn, cán bộ thực thi nhiệm vụ. Nếu địa phương nào để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả thì phải chịu trách nhiệm.

Thời gian qua, ở nhiều địa phương phát sinh vụ việc sản xuất, kinh doanh tân dược, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng nghiêm trọng bị lực lượng chức năng phát hiện. Theo ông, trách nhiệm quản lý địa bàn cần phải xem xét xử lý như thế nào?

- Thời gian quan, có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thực phẩm chức năng. Ở mỗi vụ việc đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo xử lý kịp thời, nghiêm khắc, nhiều vụ việc truy cứu trách nhiệm hình sự, khởi tố vụ án, bắt giam đối tượng, thu hồi tang vật vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, Văn phòng Thường trực đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác định trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị để xảy ra vụ việc phức tạp, kéo dài ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.

Hy vọng các cơ quan truyền thông, quần chúng nhân dân phối hợp với Văn phòng Thường trực để tiếp nhận thông tin để biểu dương những việc làm tốt, đồng thời xác minh, xử lý các thông tin tiêu cực từ người dân cung cấp.

Xin cảm ơn ông!

Ông Nguyễn Thanh PhonG, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế:
Công khai sai phạm
Để ngăn chặn nạn thực phẩm chức năng giả, tổ Công tác 334 của Bộ Công Thương và Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thống nhất ký quy chế phối hợp, xác định tập trung thời điểm và nhóm sản phẩm cần kiểm tra, xử lý vi phạm. Hai bên sẽ chia sẻ thông tin, xác định các trang web có hành vi quảng cáo sai sự thật để xử lý, đồng thời, tập trung kiểm tra 20 địa bàn nóng trong lĩnh vực thực phẩm chức năng giả, trong đó có Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, đặc biệt là các chợ thuốc, các khu vực bán nhiều thực phẩm chức năng xách tay. Kết quả kiểm tra sẽ được công khai với báo chí. Để mua đúng thực phẩm chức năng chất lượng, người tiêu dùng nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không mua hàng theo “đồn thổi”, không mua hàng xách tay, không có địa chỉ phân phối chính thức tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ:
Các cơ quan quản lý cần thống nhất phương thức đánh giá
Hiện có khó khăn là khi tiến hành yêu cầu giám định nhưng DN với tư cách là chủ sở hữu lại chưa đăng ký xác lập quyền, có nghĩa là việc xử lý xâm phạm quyền ở đây là không thể thực hiện được, hoặc DN sử dụng nhãn hiệu lại khác so với nhãn hiệu đã đăng ký.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng nên tiến hành rà soát kỹ nhãn hàng mà DN công bố. Bởi thực tế thời gian qua cho thấy, có DN công bố trên nhãn chỉ tiêu, hàm lượng chất cao, song khi kiểm tra thực tế chỉ tiêu lại rất thấp. Hay có DN công bố hàm lượng vitamin A từ 400 đến 900, đây là công bố với khoảng dung sai quá lớn. Đặc biệt, có vụ việc lực lượng Quản lý thị trường, Bộ Công Thương phải làm việc với Cục An toàn thực phẩm để xác định chỉ tiêu chất lượng sản phẩm của DN. Khi kiểm tra xong, Cục An toàn thực phẩm thông tin cho lực lượng Quản lý thị trường một công bố, nhưng sau đó Cục này lại có một công bố khác, giảm chỉ tiêu có trong sản phẩm, mà nếu căn cứ vào đó cơ quan chức năng không thể xử lý được sai phạm của DN.

Ông Trần Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng:
Vấn đề là cơ quan quản lý có dám làm hay không
Để xảy ra tình trạng thuốc, thực phẩm chức năng giả hoành hành như thời gian qua, có 3 nguyên nhân chính đó là do cơ quan quản lý nhà nước liên quan còn yếu nhân lực, trình độ; quá nhiều cơ quan liên quan chia sẻ trách nhiệm và nguyên nhân thứ 3 là bộ máy quản lý liên quan bị tê liệt vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó công tác hậu kiểm chưa được coi trọng. Do vậy, để ngăn vấn nạn này, điều quan trọng là các cơ quan quản lý liên quan có đủ quyết tâm nhằm tiến hành chấn chỉnh lại công tác này và dám nhận trách nhiệm khi có vụ việc nghiêm trọng xảy ra hay không.

D.Ngân (ghi)

Tags:

相关文章