Hỏi:Cha mẹ tôi đứng tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 3ha nhưng ông bà mất cách đây 2 năm không để lại di chúc. Anh chị tôi có người ở địa phương,keo bóng đá nhà cái có người ở nước ngoài (5 người), vậy để chia phần đất này phải đến cơ quan nào, thủ tục gồm những giấy tờ nào ?(Ông Trần Thành Công, huyện Châu Thành)
Luật sư Nguyễn Thành Vĩnh Thy, Trưởng Văn phòng Luật sư Nguyễn Thy, Đoàn Luật sư tỉnh Hậu Giang, trả lời: Để phân chia di sản do cha mẹ mất để lại không có di chúc, trong đó có người được hưởng di sản đang ở nước ngoài (được hiểu là định cư ở ngoài lãnh thổ Việt Nam) thì hồ sơ thỏa thuận phân chia di sản gồm có:
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người để lại di sản; giấy chứng tử của người để lại di sản; giấy xác nhận tình trạng hộ tịch: Xác định đồng thừa kế bao gồm những ai; giấy khai sinh: Chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế; giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu, giấy tờ tùy thân của các đồng thừa kế.
Theo quy định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thỏa thuận phân chia di sản gồm: Phòng công chứng; văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có di sản.
Khoản 1 Điều 57 Luật Công chứng quy định: “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản”.
UBND cấp xã nơi có di sản chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản theo Nghị định số 23/2015 của Chính phủ nếu ở địa phương chưa có tổ chức công chứng hoặc việc công chứng các hợp đồng, giao dịch chưa được chuyển giao cho phòng công chứng theo Luật Công chứng năm 2014. Nếu ở địa phương (tỉnh) chưa có phòng công chứng, ông có thể chọn phòng công chứng tại tỉnh khác để công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó; và công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.