【kết quả bóng đá hôm nay indonesia】Liệu Anh có trưng cầu dân ý Brexit lần 2 ?
Trưng cầu dân ý lần thứ hai hoặc Brexit không cần thỏa thuận với EU đã làm “nóng” chính trường tại Anh. Vì sao lại có hiện tượng trên khi thỏa thuận đàm phán giữa Anh và EU sắp đi vào hồi kết ?ệuAnhctrưngcầudnBrexitlầkết quả bóng đá hôm nay indonesia
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh. Nguồn: AFP/TTXVN
Hai sự kiện đã khiến Anh rơi vào khủng hoảng hiện nay là việc Thủ tướng Anh Theresa May đã hoãn cuộc bỏ phiếu Hạ viện cho đề xuất Brexit của bà nhằm tránh xảy ra thua thiệt đau đớn cho London. Cùng thời gian này, Tòa án Công lý châu Âu ra phán quyết Anh có thể hủy Brexit mà không cần có sự cho phép của 27 quốc gia thành viên EU. Những động thái này được cho là mồi lửa làm bùng phát hỗn loạn chính trị đối với nỗ lực của Anh rời khỏi EU.
Kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tập trung vào vấn đề Anh rời EU (gọi tắt là Brexit) tại Bỉ, Thủ tướng Anh trở về nước “tay trắng” do không đạt được thỏa thuận nào thì dư luận Anh lập tức chĩa mũi dùi chỉ trích vào bà May. Hệ lụy của vấn đề này là câu chuyện có nên trưng cầu dân ý lần thứ 2 về Brexit đang “nóng” dần lên ở chính trường Anh.
Theo đó, ngày 16-12, truyền thông Anh dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết, các đồng minh thân cận của Thủ tướng Anh Theresa May trong Đảng Bảo thủ đang bí mật chuẩn bị một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit. Cụ thể, Bộ trưởng Lidington và những người ủng hộ ông lên kế hoạch cho các cử tri lựa chọn giữa thỏa thuận được Thủ tướng May đàm phán với phương án Brexit “không thỏa thuận”. Tuy nhiên, các quan chức dự kiến Hạ viện Anh sẽ sửa đổi Hiến pháp về trưng cầu dân ý để có thể cho thêm vào phiếu bầu khả năng ở lại EU.
Còn Bộ trưởng Giáo dục Anh Damian Hinds cho rằng, cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai sẽ gây ra sự chia rẽ sâu sắc hơn tại Anh. Nước Anh đã có lá phiếu của người dân và giờ đây là lúc cần tiếp tục thực hiện điều đó. Ông Damian Hinds mô tả thỏa thuận rời EU của Thủ tướng Anh Theresa May là một văn kiện “cân bằng” mà các nghị sĩ cần ủng hộ.
Cùng ngày, Bộ trưởng Thương mại Anh Liam Fox cũng nhấn mạnh, việc trưng cầu dân ý lần thứ 2 về Brexit là một sai lầm và chính phủ đang đàm phán với EU để đảm bảo thỏa thuận Brexit sẽ được thông qua tại Quốc hội Anh. Ông Liam Fox cho rằng: “Tôi nghĩ là chúng ta có 2 nhiệm vụ, đó là phải hoàn thành nốt thủ tục Brexit và thứ hai là phải ngăn chặn những ý tưởng khủng khiếp của Công đảng Anh”.
Mới đây, Thủ tướng Anh Theresa May cũng cảnh báo các nghị sĩ không được ủng hộ một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2 về việc nước này rời khỏi EU, đồng thời cho rằng động thái này sẽ gây “thiệt hại không thể sửa lại được” đối với chính trường Anh. Bà May cho rằng một cuộc trưng cầu dân ý khác cũng sẽ “làm chia rẽ đất nước chúng ta hơn tại thời điểm mà chúng ta nên nỗ lực đoàn kết lại”.
Giới quan sát nhận định, có 3 khả năng cho tương lai của nước Anh: một là, Brexit đạt được đồng thuận trọn vẹn giữa hai bên Anh và EU nếu được Quốc hội thông qua. Còn nếu dự thảo thỏa thuận Brexit hiện nay không được Quốc hội thông qua, thì chỉ còn hai khả năng: Brexit không thỏa thuận hoặc không Brexit tức Anh Quốc vẫn ở lại với Liên minh châu Âu.
Trong khi đó, Anh sẽ rời khỏi EU vào ngày 29-3-2019, theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon và luật pháp của Anh. Nếu đến ngày đó không có thỏa thuận nào đạt được và hai bên không kéo dài thêm thời hạn, Anh sẽ trở thành quốc gia ngoài EU mà không có bất kỳ giai đoạn chuyển tiếp nào.
Tuy nhiên nếu không đạt được thỏa thuận Brexit với EU, Anh sẽ mất quyền tiếp cận thị trường chung châu Âu và không còn tên trong các hiệp định thương mại của EU với các quốc gia khác. Còn EU lo ngại, hơn 3 triệu công dân EU sống ở Anh, trong khi hơn 1 triệu người Anh sống ở EU sẽ mất quyền tự do qua lại. Do vậy, vì quyền lợi cả hai phía việc trưng cầu dân ý lần thứ hai khó có thể diễn ra và khả năng Brexit đạt được thỏa thuận sẽ thành hiện thực cao hơn.
HN tổng hợp