您的当前位置:首页 > La liga > 【tỷ số ngoại】Ngũ cốc dinh dưỡng dễ gây nguy hại cho trẻ 正文
时间:2025-01-10 16:37:34 来源:网络整理 编辑:La liga
Tin tức mới nhất trên tờ USA Today cho biết "hàng triệu trẻ em hiện nay đang hấp thụ h& tỷ số ngoại
Tin tức mới nhất trên tờ USA Today cho biết "hàng triệu trẻ em hiện nay đang hấp thụ hàm lượng vitamin A,ũcốcdinhdưỡngdễgâynguyhạichotrẻtỷ số ngoại kẽm và niacin vượt quá hạn định” chứa trong ngũ cốc dinh dưỡng cho bữa sáng, vì cả ba chất dinh dưỡng được bổ sung với hàm lượng tương đương sức của người lớn.
Quy định ghi nhãn dinh dưỡng đã lỗi thời và kiểu tiếp thị sai lệch từ phía nhà sản xuất thực phẩm sử dụng nguyên liệu vượt mức bổ dưỡng cần thiết đã gây nên nhiều nguy cơ tiềm ẩn, báo cáo trong một nghiên cứu sức khỏe và tổ chức vận động thuộc Tổ chức Môi trường (EWG) tại Mỹ cho biết.
Mặc dù gần đây Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đang cân nhắc vấn đề nhãn mác dinh dưỡng dán trên hầu hết các gói thực phẩm, nhưng không hề đưa ra đề nghị thay đổi nào nhằm giải quyết việc tiêu thụ quá hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung hoặc các thông số dinh dưỡng phần trăm hàng ngày xuất hiện trên nhãn dành cho người lớn, bà Renée Sharp, giám đốc nghiên cứu của tổ chức EWG nhận định.
Bà cũng cho biết thêm, chỉ có "một tỷ lệ phần trăm nhỏ" số gói ngũ cốc gắn nhãn có liệt kê giá trị dinh dưỡng hàng ngày cho các lứa tuổi cụ thể. Điều này dễ gây hiểu nhầm cho phụ huynh và góp phần làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn".
Các thông số dinh dưỡng hàng ngày gồm vitamin và khoáng chất xuất hiện trên nhãn mác do FDA thiết lập vào năm 1968 nhưng không được cập nhật khiến chúng "không đồng bộ" với hàm lượng được coi là an toàn ở thời điểm hiện tại do Viện y học, một chi nhánh của Viện hàn lâm khoa học Nga quy định, bà Sharp cung cấp thêm thông tin.
Việc hấp thụ đầy đủ cả ba chất dinh dưỡng trên là điều cần thiết để duy trì sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên báo cáo lại cho rằng thường xuyên hấp thụ quá nhiều vitamin A thì sau một thời gian có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như tổn thương gan và mắc bệnh xương khớp. Tiêu thụ lượng kẽm lớn có thể làm giảm quá trình hấp thụ và gây ảnh hưởng tiêu cực đến đồng tế bào máu đỏ và trắng cũng như chức năng miễn dịch, còn tiêu thụ quá nhiều niacin có thể gây ra các triệu chứng ngắn hạn như phát ban, buồn nôn và nôn, báo cáo cho hay.
Ngoài ra, khi kết hợp chế độ ăn và chất bổ sung vitamin, báo cáo tính toán đã có hơn 10 triệu trẻ em Mỹ đang tiêu hóa vitamin A ở mức quá cao; hơn 13 triệu trẻ hấp thụ quá nhiều kẽm và gần 5 triệu trẻ bị thừa hàm lượng niacin.
Kết quả phân tích của EWG về nhãn mác dinh dưỡng của 1.556 gói ngũ cốc ăn sáng và 1.025 gói đồ ăn nhẹ và năng lượng cho thấy: 114 gói ngũ cốc chứa 30% giá trị dinh dưỡng hàng ngày dành cho người lớn, gồm: vitamin A, kẽm và/hoặc niacin, 27 gói đồ ăn nhẹ và năng lượng chứa ít nhất một trong ba chất bổ sung có hàm lượng từ 50% trở lên dành cho người lớn, 23 loại ngũ cốc có thêm một hoặc nhiều chất dinh dưỡng khác với số lượng "lớn hơn nhiều" so với định mức được coi là an toàn cho trẻ em 8 tuổi và trẻ nhỏ hơn do Viện Y học, một chi nhánh của Viện hàn lâm khoa học Nga quy định.
Ngũ cốc có hàm lượng chất dinh dưỡng bổ sung cao nhất bao gồm các thương hiệu quốc gia như Kellogg's Product 19 và General Mills Total Raisin Brain, cũng như cửa hàng mang thương hiệu Food Lion, Safeway và Stop & Shop.
Trong một thông báo gần đây, phát ngôn viên của thương hiệu Kellogg, ông Kris Charles nhận định: "Báo cáo đã bỏ qua rất nhiều dữ liệu khoa học dinh dưỡng và tiêu dùng chứng minh được rằng, nếu không tăng cường thực phẩm như ngũ cốc đóng gói thì nhiều trẻ em sẽ không hấp thụ đủ vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn. Gần 2% các loại ngũ cốc mang thương hiệu này do EWG đánh giá đã nằm trong "top 23" và phần lớn trong số này là các loại ngũ cốc dành cho người lớn theo định hướng thường không sử dụng cho trẻ em. "
Thêm nữa, trong một tuyên bố, FDA cho biết hàm lượng dinh dưỡng hàng dành cho trẻ sơ sinh (7-12 tháng) và trẻ em (1-3 tuổi) đang được xem xét, nhưng không cho trẻ ở giai đoạn 4-8 tuổi "vì “ tổ chức FDA" cũng không biết rõ loại thực phẩm được bán riêng cho nhóm tuổi này như thế nào".
Vì vậy, để giảm hàm lượng vitamin A, kẽm và niacin mà trẻ em hấp thụ, EWG khuyến cáo các bậc cha mẹ nên hạn chế ngũ cốc và nhiều loại thực phẩm khác cho trẻ em ở mức không quá 20% đến 25% hàm lượng mỗi loại dưỡng chất so với liều lượng dành cho người lớn.
Linh Nguyễn
Nhập nhèm sữa, sản phẩm dinh dưỡngTín dụng chờ bơm 2,5 triệu tỷ đồng năm 2025, nhu cầu vốn đến từ lĩnh vực nào?2025-01-10 16:23
Nối tiếp vòng tay nhân ái2025-01-10 16:20
Đà Nẵng tiếp tục yêu cầu chấn chỉnh hoạt động kinh doanh bất động sản2025-01-10 15:49
Sắp có chỉ số giá bất động sản2025-01-10 15:38
Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?2025-01-10 15:18
Trụ đèn vi phạm luật giao thông!?2025-01-10 15:09
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương thiết lập “Đường dây nóng”2025-01-10 14:37
Nối tiếp vòng tay nhân ái2025-01-10 14:34
Khai mạc Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội2025-01-10 13:54
Vấn đề của bất động sản Mỹ: Không xây đủ nhà mới2025-01-10 13:54
HCM City's armed forces honoured with Hero of People's Armed Forces title for third time2025-01-10 16:32
Bất động sản Bình Định: Hấp lực đầu tư và bài toán lành mạnh hóa thị trường2025-01-10 16:07
Phối hợp liên ngành chống xâm hại, bạo lực trẻ em2025-01-10 16:03
[Infographic] Tổng quan thị trường bất động sản năm 20182025-01-10 15:37
iPhone 8, iPhone 7S đang được đưa vào sản xuất hàng loạt2025-01-10 15:35
Làm sao để khởi kiện khi bị đơn vắng mặt ở địa phương?2025-01-10 15:34
Bất động sản TP.HCM: Vốn nội, ngoại đua đổ bộ2025-01-10 15:10
Chuyện nghịch lý ở xã An Linh, Phú Giáo: Nước sạch chỉ dùng để tắm giặt!?2025-01-10 14:17
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/20232025-01-10 14:11
Đằng sau cuộc đua phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản2025-01-10 14:04