Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn 2011/VPCP-KTTH thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho phép Bảo hiểm xã hội Việt Nam kéo dài thời gian thí điểm Đề án “Thí điểm phương pháp giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám,éodàithíđiểmgiámđịnhhồsơthanhtoánBHYTthêmthákq celtic chữa bệnh bảo hiểm y tế theo tỷ lệ” thêm 6 tháng.
Phó Thủ tưởng chỉ đạo, trong quá trinh thí điểm, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu áp dụng, bổ sung các giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong thời gian thí điểm vừa qua.
Các bệnh viện đã tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh. Ảnh: TL |
Phạm vi thực hiện việc kéo dài thời gian thí điểm Đề án tại tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh thuộc 10 địa phương đã triển khai thí điểm Đề án và thêm 5 địa phương khác do Bảo hiểm xã hội Việt Nam lựa chọn.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, sau thời gian kéo dài thí điểm Đề án, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng kết, lấy ý kiến của các bộ, địa phương và các cơ sở khám chữa bệnh được thí điểm, trên cơ sở đó đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp thực hiện mở rộng đối với các địa phương còn lại theo Đề án này.
Đề án “Thí điểm phương pháp giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo tỷ lệ” được triển khai thực hiện thí điểm tại 10 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Kiên Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Thái Bình, Thái Nguyên và Thừa Thiên Huế.
Phương pháp giám định hồ sơ thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo tỷ lệ được thực hiện trên nguyên tắc cơ bản: thay bằng việc phải giám định toàn bộ hồ sơ bệnh án, các giám định viên sẽ lựa chọn ngẫu nhiên 30% tổng số hồ sơ thanh toán để giám định.
Các sai sót nếu được phát hiện sẽ phân loại theo quy định trong Quy trình Giám định BHYT của BHXH Việt Nam đã ban hành, bao gồm: sai sót về thủ tục hành chính, sai sót về tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh. Sau mỗi đợt giám định, đại diện cơ quan BHXH và cơ sở khám, chữa bệnh trao đổi, thống nhất về chi phí do sai sót và tỷ lệ sai sót.
Đánh giá của của BHXH Việt Nam sau thời gian đầu thí điểm thực hiện phương pháp này cho thấy, đối với cơ sở y tế bước đầu thay đổi nhận thức của lãnh đạo bệnh viện, nhân viên y tế về trách nhiệm quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh BHYT; các cơ sở khám, chữa bệnh đã tăng cường thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và thống kê, tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh BHYT, tuân thủ đầy đủ quy chế chuyên môn trong khám và điều trị bệnh.
Đối với cơ quan BHXH, việc tổ chức thẩm định hồ sơ theo hình thức tập trung theo nhóm, đồng thời có sự tham gia của lãnh đạo phòng giám định, lãnh đạo cơ quan đã hỗ trợ nhiều cho việc phát hiện sai sót, nâng cao chất lượng giám định hồ sơ. Bên cạnh đó, đội ngũ giám định viên được nâng cao trình độ, nghiệp vụ, cũng như có nhiều thời gian hơn để tập trung giám định thực hiện quy chế chuyên môn tại bệnh viện./.
TN