【nhan dinh real sociedad】Đề xuất một loạt cơ chế riêng cho VAMC xử lý nợ xấu

时间:2025-01-11 15:07:21 来源:88Point

trang 8

Thêm nhiều cơ chế riêng được áp dụng cho quá trình xử lý.

Trong đó bao gồm quyền được thu giữ tài sản đảm bảo,ĐềxuấtmộtloạtcơchếriêngchoVAMCxửlýnợxấnhan dinh real sociedad quyền được nhận tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, không phải trả án phí khi được thi hành án…

VAMC có quyền thu giữ tài sản đảm bảo

Trong khuôn khổ đề xuất xây dựng Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu, bên cạnh việc đưa ra quy trình xử lý các ngân hàng yếu kém NHNN cũng đưa ra một loạt cơ chế riêng được áp dụng cho quá trình xử lý nợ xấu.

Đầu tiên, để giải quyết vướng mắc trong việc thu giữ tài sản đảm bảo (TSĐB) của các ngân hàng và VAMC, NHNN kiến nghị quy định nếu người giữ tài sản không giao TSĐB thì cho phép VAMC/TCTD được thực hiện quyền thu giữ TSĐB trong trường hợp VAMC/TCTD và chủ tài sản đã có thỏa thuận về việc thu giữ tài sản trong hợp đồng bảo đảm tài sản, thay vì yêu cầu Tòa án giải quyết như đã quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó bao gồm quy định về trách nhiệm hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan công an, UBND các cấp...).

Quy định này, theo NHNN, sẽ làm giảm các vụ việc mà Tòa án phải giải quyết, rút ngắn thời gian xử lý TSĐB, tăng tính chủ động cho VAMC/TCTD trong quá trình xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, NHNN cũng cho rằng cần có quy định chặt chẽ, trong quá trình thu giữ phải có sự tham gia của các cơ quan liên quan, để tránh việc tùy tiện trong quá trình thu giữ tài sản.

Về quyền nhận TSĐB, NHNN đề xuất bổ sung quy định cho phép VAMC/bên mua nợ của TCTD và VAMC được nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất (QSDĐ), tài sản gắn liền với đất. Theo Luật Đất đai 2013, tổ chức sử dụng đất chỉ được thế chấp bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất tại TCTD được phép hoạt động tại Việt Nam. Theo NHNN, việc VAMC và bên mua nợ không được nhận TSĐB là QSDĐ đã gây khó khăn cho việc xử lý nợ xấu của TCTD và VAMC lâu nay. Việc mở rộng đối tượng được nhận thế chấp bằng quyền QSDĐ, tài sản gắn liền với đất theo đề xuất sẽ không ảnh hưởng tới các chính sách về đất đai.

Ngân hàng đi kiện không phải chịu phí thi hành án

Bên cạnh đó, đối với TSĐB, Luật về xử lý nợ xấu cũng được đề nghị bổ sung quy định không được kê biên đối với tài sản đang cầm cố, thế chấp tại TCTD/VAMC khi chưa đến hạn trả nợ được bảo đảm. Theo NHNN, việc cho phép chấp hành viên kê biên cả TSĐB của bên phải thi hành án đang thế chấp/cầm cố tại TCTD như Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định mặc dù làm tăng khả năng thi hành án của bên chủ tài sản cầm cố nhưng làm ảnh hưởng lớn đến quyền chủ nợ của bên nhận bảo đảm, gia tăng nợ xấu của hệ thống TCTD, đặc biệt trong trường hợp TSĐB là tài sản hình thành từ vốn vay hoặc là nguồn thu nhập chính để trả nợ cho TCTD.

Ngoài ra, để giảm chi phí xử lý nợ xấu, NHNN cũng đề nghị bỏ quy định yêu cầu người được thi hành án phải nộp phí thi hành án. Theo NHNN, Luật Thi hành án dân sự quy định người được thi hành án phải nộp phí thi hành án đang vô tình khuyến khích người phải thi hành án chây ỳ, không tự nguyện thi hành án, kéo dài thời gian thi hành án, xâm phạm quyền lợi hợp pháp của TCTD/VAMC.

Theo NHNN, mặc dù tổng nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD tính đến cuối năm 2016 đã giảm 2,46%, tuy nhiên số nợ còn chưa xử lý tại VAMC vẫn lớn. Hệ thống các TCTD vẫn còn tồn tại một số TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao, chủ yếu tập trung ở 3 ngân hàng mua bắt buộc, TCTD được kiểm soát đặc biệt... Đặc biệt, tình trạng âm vốn chủ sở hữu của 3 ngân hàng yếu kém được mua lại bắt buộc quá lớn, âm nhiều lần quy mô vốn điều lệ.

Những điều này đòi hỏi cần phải tiếp tục và sớm có giải pháp xử lý quyết liệt trong thời gian tới không để tác động xấu đến an toàn hệ thống. Do vậy, với những sửa đổi, đề xuất theo hướng tăng thêm quyền cho VAMC trong dự thảo luật mới đã phân tích ở trên, việc xử lý nợ xấu trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhanh hơn, qua đó sức khỏe hệ thống ngân hàng cũng sớm được cải thiện.

H.Y

推荐内容