Hội Khuyến học tỉnh trao phần thưởng cho học sinh nghèo vượt khó Hai điển hình Khó khăn trong mưu sinh ở quê nhà,ọtộclàmkhuyếnhọlịch bóng ngày mai hầu hết trai tráng xã Vinh Xuân (Phú Vang) đều đi làm ăn xa. Cũng vì lo cơm áo, gạo tiền, một số khác phải nghỉ học, một số đang học thì gặp khó bởi phải giúp cha mẹ mưu sinh. Ông Võ Văn Viêm, Trưởng ban Khuyến học dòng họ chia sẻ, chúng tôi thao thức và trăn trở lắm. Vì thế, khi cuộc vận động khuyến học do Đảng và Nhà nước phát động, từ năm 2004, họ Võ đã lập ngay hội khuyến học. Làm khuyến học thì phải có tiền. Họ Võ ở xã Vinh Xuân gây quỹ bằng nhiều cách khác nhau. Hội Khuyến học dòng họ gửi thư kêu gọi con cháu gần xa. Được phép của họ tộc, hội xin thu 5.000 đồng mỗi người vào dịp tảo mộ, góp chạp hằng năm. Ngay trong buổi lễ phát thưởng, họ còn xin đặt thùng “Ủng hộ khuyến học”. Hội còn phân công thành viên đi vận động để tăng thêm nguồn quỹ. Con số 1.153 cháu được nhận học bổng khuyến học, trong đó có nhiều trường hợp đang ở nước ngoài trong thời gian từ năm 2005 đến 2017. Dòng họ Nguyễn Văn ở xã Lộc Bổn (Phú Lộc) lại vận động mỗi gia đình nuôi một con heo đất gây quỹ và ít nhất có một người là thành viên của chi hội khuyến học của họ. Họ vận động các gia đình ủng hộ, giúp đỡ, cho mượn không lấy lãi… để thành lập học bổng 1 + 1 nhằm khen thưởng cho các cháu đang học đại học đạt thành tích cao hằng năm. Không kể quỹ học bổng, dòng họ Nguyễn Văn xã Lộc Bổn hiện có trên 200 triệu đồng quỹ học khuyến học 1 + 1 mang tên “Chắp cánh ước mơ”. Dòng học Nguyễn Văn cũng vận động các gia đình và con cháu thành đạt và khá giả trong họ, như gia đình các ông bà Nguyễn Văn Tùy, Nguyễn Trường Sơn… tài trợ, đỡ đầu, cấp học bổng cho các cháu con nhà nghèo hiếu học. Dòng họ học tập Ông Nguyễn Văn Mễ, Ủy viên Thường vụ Trung ương hội, Chủ tịch Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế khẳng định, nhân rộng các mô hình học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng nhằm xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ được Hội Khuyến học Thừa Thiên Huế chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt. Vượt ra khỏi phạm vi không gian của một xã, một huyện hay một tỉnh, cả nước đang dấy lên phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học - dòng họ khuyến học”. Đây là một sáng kiến của Hội Khuyến học Việt Nam bắt nguồn từ tâm nguyện, từ những địa phương mạnh dạn đi đầu mà xã Quảng Vinh ở Thừa Thiên Huế là một điển hình, là một cách làm độc đáo ở Việt Nam. Gia đình Việt luôn gắn liền với dòng họ. Dòng họ có tác dụng gắn kết mọi gia đình trong việc duy trì và phát huy những truyền thống tốt đẹp của họ tộc, động viên các gia đình giữ gìn gia phong, thực hiện gia giáo. Sau 3 năm thực hiện Quyết định 281/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện nhiều ý tưởng mới, cách làm hay, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, hệ thống chính trị và người dân trên địa bàn tỉnh về học tập suốt đời, học tập thường xuyên, hướng tới một xã hội học tập. Huyện Quảng Điền là một số những địa phương đi đầu trong phong trào khuyến học ở Thừa Thiên Huế. Toàn huyện có 384 dòng họ và trong 3 năm 2016 -2018, đã có 35,1% được công nhận danh hiệu “Dòng họ học tập”. Còn chỉ tính riêng các dòng họ trên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tính đến cuối năm 2018 đã có 517/1634 dòng họ được bầu chọn “Dòng họ học tập”. Đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có 50% “Dòng họ học tập”. Để phong trào khuyến học nói chung và việc xây dựng mô hình “Dòng họ học tập” nói riêng được củng cố, mở rộng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung đã yêu cầu hội khuyến học, ngành giáo dục và đào tạo, các địa phương, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tấm gương, điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào. Bài, ảnh: AN NHIÊN |