您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nay】Kiếm tiền từ cái nghề như “làm dâu trăm họ” 正文

【tỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nay】Kiếm tiền từ cái nghề như “làm dâu trăm họ”

时间:2025-01-26 00:21:40 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Đó là cách ví von về nghề cắt tóc...Tiệm cắt tóc tại nh&ag tỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nay

Đó là cách ví von về nghề cắt tóc...

Tiệm cắt tóc tại nhà của chị Nghi dù nhỏ nhưng vẫn được nhiều người biết đến.

Ngoài đôi bàn tay khéo léo,ếmtiềntừcinghềnhưlmdutrămhọtỷ lệ kèo bóng đá tối hôm nay đòi hỏi sự chịu khó và tỉ mỉ, mỗi người thợ làm nghề tóc phải luôn hiểu được tâm lý khách hàng. Không bảng hiệu phô trương, không quảng cáo rầm rộ, nhưng tiệm cắt tóc nam nhỏ, nép bên đường về huyện Vị Thủy (khỏi cầu vượt Mương Lộ khoảng 200m), tồn tại hơn 10 năm của ông Thới lúc nào cũng đông khách. Với giá từ 15.000-20.000 đồng cho một lần cắt tóc và cách cắt đều tay, nên tiệm cắt tóc nhỏ của ông Thới luôn được bà con xung quanh, cũng như khách đi đường ủng hộ. Ông Thới chia sẻ: “Ở đây, tui chủ yếu cắt tóc nam nên cũng chỉ có mấy kiểu thân quen như hớt chải, hớt tỉa, hớt đầu đinh… do khách của tiệm đa phần là người cũng lớn tuổi, lại ở vùng nông thôn nhiều, nên mấy kiểu hiện đại rất ít ai yêu cầu”. Dù tiệm nhỏ, chỉ có khoảng 7 ghế để phục vụ khách ngồi chờ cắt tóc, nhưng mỗi ngày có khoảng 20-30 khách ghé tiệm cắt tóc. Đó là con số khá khẩm cho những tiệm tóc vùng ven.

Đến với nghề cắt tóc từ sở thích từ lúc nhỏ tuổi, sau hơn 1 năm học nghề, tận dụng mặt bằng có sẵn của gia đình, chị Nghi ở phường Long Bình, thị xã Long Mỹ, cũng mở được tiệm cắt, uốn, duỗi tóc dành cho nữ. Chị Nghi tâm sự: “Đa phần khách ở đây là người trung niên thôi, chứ mấy người trẻ họ ít chịu lại mình làm tóc lắm. Cắt tóc này khâu quan trọng nhất là chia tóc để lấy, vì mỗi kiểu sẽ có cách lấy tóc khác nhau nên nếu lấy không đúng là cắt không ra kiểu, bị chê thấy ghê là khỏi làm ăn gì luôn”.

 Theo chị Nghi, thường vào các tháng có nhiều đám tiệc hay các tháng gần tết là các tiệm tóc có khách đông nhất. Ngoài cắt tóc, đa phần ở các tiệm sẽ có thêm các dịch vụ làm móng, bấm tóc, hấp dầu… “Khách đến cắt tóc xong thế nào cũng sẽ làm thêm như uốn, bấm hay duỗi tóc, nhờ đó mình cũng kiếm thêm thu nhập. Chứ cắt một cái đầu chỉ có 15.000 đồng thôi đâu có đủ sống. Thông thường, duỗi hay bấm thì một đầu cũng từ 100.000-300.000 đồng tuy làm hơi lâu, nhưng mỗi ngày làm được khoảng 2-3 khách cũng đủ tiền mua đồ ăn, thức uống trong gia đình rồi”, chị Nghi chia sẻ thêm.

Không riêng gì các dịch vụ cắt tóc và làm đẹp dành cho nữ, mà tiệm cắt tóc do các phụ nữ làm chủ cũng phục vụ cả các anh nam. Chị Tiên, chủ một tiệm tóc ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, nói: “Hôm nào đông lắm thì cũng kiếm được gần 300.000 đồng/ngày. Thấy vậy chứ hớt tóc cho khách nam khó hơn khách nữ nhiều, tại tóc nam chia tóc không đều là cắt bị “sặc rằn” ngay”.

Dụng cụ chính của các người thợ cắt tóc là: kéo cắt, kéo tỉa, lược, tông đơ… Nếu cắt những kiểu đơn giản, thường khoảng 10-15 phút là có thể cắt xong một mái tóc. Nếu cắt tóc nam người thợ chỉ đơn giản là cắt, thì đối với tóc nữ thường đi kèm các dịch vụ uốn, bấm, hấp dầu, duỗi… nên việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất làm tóc là đều không thể tránh khỏi. Chị Nhung, chủ tiệm cắt tóc Hồng Nhung, ở xã Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Những bữa nào phải duỗi tóc nhiều cho khách là coi như khỏi ăn cơm luôn, tại mùi hóa chất thấy vậy chứ ngửi nhiều riết cũng dễ bị bệnh lắm. Mọi người nhìn thấy nghề làm tóc này có lẽ là sung sướng, nhưng thật ra cũng vất vả lắm”.

Đối với người thợ cắt tóc, công việc của họ không chỉ đơn thuần cắt theo những mẫu đã được khách chọn sẵn, mà đôi khi còn phải biết cách tư vấn, sáng tạo thêm để khách hàng có được kiểu tóc ưng ý. Điều đặc biệt nhất là phải làm sao cắt được kiểu tóc hợp với khuôn mặt, dáng vóc của mỗi người. Không phải tự nhiên mà những người thợ cắt tóc ví như “làm dâu trăm họ”, bởi đôi khi có những kiểu tóc cắt theo ý muốn của khách, nhưng đến khi hoàn chỉnh khách không chấp nhận, vậy là phải sửa để vừa lòng khách và cũng để giữ chữ tín cho mình…

Bài, ảnh: AN NHIÊN