【hearts đấu với rangers】3/7 dự án chưa có kết luận gỡ khó của UBND TP.HCM gặp vướng mắc gì?
Như Báo điện tử Đầu tư – baodautu.vnđã thông tin,ựánchưacókếtluậngỡkhócủaUBNDTPHCMgặpvướngmắcgìhearts đấu với rangers Văn phòng UBND TP.HCM vừa thông báo kết luận của Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường sau cuộc họp ngày 20/2 với 6 doanh nghiệpvề giải quyết các khó khăn, vướng mắc tại 7 dự ánbất động sảntrên địa bàn.
Dù theo kế hoạch trước đó, Phó chủ tịch Bùi Xuân Cường đã gặp gỡ và lắng nghe ý kiến từ chủ đầu tưcủa 7 dự án, song tại thông báo kết luận, chỉ có 4 dự án được lãnh đạo Thành phố yêu cầu các sở, ngành nhanh chóng vào cuộc tháo gỡ.
Cụ thể, Dự án Khu trung tâm thương mại và Căn hộ cao cấp đường Bến Nghé (phường Tân Thuận Đông, quận 7) của Công ty TNHH Gotec Việt Nam; Dự án Chung cư Cửu Long (số 1 đường Tôn Thất Thuyết, phường 1, quận 4) của Công ty CapitaLand; Dự án Khu nhà ở Thiên Lý (phường Phước Long B, TP. Thủ Đức) của Công ty TNHH xây dựng và dịch vụ An Thiên Lý; Dự án chung cư Cô Giang (phường Cô Giang, quận 1) của Tập đoàn Novaland.
Các dự án này được lãnh đạo Thành phố yêu cầu các sở ngành rà soát, trình phương án tháo gỡ khó khăn cho UBND Thành phố từ ngày 10 - 15/3.
Đối với 3 dự án còn lại, gồm: Dự án Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú) của Công ty Gamuda Land; dự án 30,2 ha phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức) của Tập đoàn Novaland; Khu phức hợp Sóng Việt khu đô thị mới Thủ Thiêm, (TP.Thủ Đức) của Công ty Sơn Kim Land vẫn chưa có kết luận cụ thể.
Cụ thể, Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng phường Sơn Kỳ (quận Tân Phú) hay còn gọi là dự án Celadon City của Công ty Gamuda Land.Dự án gặp vướng mắc lớn nhất ở khâu tính thuế.
Khu liên hợp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng (Celadon City) của Công ty Gamuda Land. Ảnh: Lê Toàn |
Trước đây, do kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND Thành phố thu hồi số tiền 514 tỷ đồng (là số tiền Công ty đã ứng cho Nhà nước để bồi thường giải phóng mặt bằng đối với 34,6 ha đất giao thông cây xanh mặt nước tai dư án Khu liên hiệp thể dục thể thao và dân cư Tân Thắng) với quan điểm cho rằng, UBND Thành phố đã khấu trừ khoản tiền này vào tiền sử dụng đất là không đúng quy định.
Do đó, UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành sử dụng biện pháp hành chính như: không cho thực hiện cấp Giấy phép xây dựng; không cho chuyển nhượng dự án; không làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho các hộ dân tại dự án và cưỡng chế thuế để thu hồi số tiền nêu trên, nên Công ty đã phải nộp 93 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
Công ty Gamuda đã làm đơn kiến nghị không thu hồi số tiền 514 tỷ đồng gửi đến Thủ tướng Chính phủ và thông qua Đại sứ quán Malaysia tại Việt Nam để gửi Công hàm đến Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác do Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì để xem xét kiến nghị của Công ty,
Sau khi Đoàn công tác vào kiểm tra và đánh giá lại đã có báo cáo số 548/BTNMT-TTr ngày 01/2/2021, trong đó có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ không thu hồi số tiền 514 tỷ đồng và kiến nghị UBND Thành phố tháo gỡ các thủ tục pháp lý cho Công ty.
Căn cứ Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao lại Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Tài chínhđể có văn bản hướng dẫn UBND Thành phố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 492/BTNMT-TTr ngày 16/11/2021 gửi UBND Thành phố, tiếp đó UBND Thành phố đã đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Thanh tra Thanh phố, Cục Thuế TP.HCM nghiên cứu đề xuất báo cáo UBND Thành phố trong tháng 01/2022.
Tuy nhiên đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường vẫn chưa có báo cáo đề xuất với UBND Thành phố và do chưa có ý kiến của UBND Thành phố, nên Công ty hiện chưa được tiếp tục thực hiện các thủ tục hành chính tại dự án như đã nêu trên đây.
Do đó, doanh nghiệp đề nghị Sở Xây dựng xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với Khu A5 và Khu A6. Sở Tài Nguyên và Môi trường ký phụ lục hợp đồng thuê đất cho khu trường học C1 và đổi tên cho Trường Quốc tế Á Châu trên Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất đối với thủ tục chuyển nhượng dự án.
Chủ đầu tư đồng thời đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục cấp Giấy chứng nhận cho các căn hộ Ruby (khu A2), cập nhật tài sản trên đất cho Khu D của dự án. Bên cạnh đó, đề nghị Cục thuế Thành phố xác định đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho các hồ sơ thuế của công ty.
Với dự án 30,2 ha phường Bình Khánh (TP. Thủ Đức) - tên thương lại là The Water Baycủa Tập đoàn Novaland, dự án có nguồn gốc là dự án của nhà đầu tư nước ngoài được Bộ Kế hoạch và Đầutư cấp giấy phép từ năm 2002. Bằng nguồn vốn của mình, Công ty Thế kỷ 21 (Công ty thành viên của Novaland) đã thực hiệncông tác đền bù, giải phóng mặt bằng và cơ bản hoàn thành vào năm 2008.
Dự án The Water Bay của Tập đoàn Novaland. Ảnh: Lê Toàn |
Năm 2008, UBND Thành phố thực hiện chương trình tái định cư dự ánKhu đô thị mới Thủ Thiêm, trong đó chủ trương thực hiện khu tái định cư tại Khu đất 30,2 haBình Khánh và bồi thường bằng khu đất tương đương cho Công ty Thế kỷ 21 tại Khu đất30,1 ha Nam Rạch Chiếc. Theo đó, Công ty đã được phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xâydựng đô thị (tỷ lệ 1/500) và phê duyệt dự án và giao đất.
Năm 2017, UBND Thành phố cho phép chuyển mục tiêu dự án từ tái địnhcư sang dự án nhà ở thương mại.Nhưng đếnnăm 2020, UBND Thành phố ban hành quyết định hủy chủ trương chuyểnđổi khu 30,2 ha Bình Khánh từ Tái định cư sang Thương mại và chấm dứt giao khu đất30,2 ha phường Bình Khánh.
Doanh nghiệp cho rằng, việc Nhà nước thu hồi đấu giákhu đất sẽ làm các thủ tục đầu tư kéo dài, lãng phínguồn tài nguyên đất đai và khi đó Nhà nước phải thu xếp ngân sách khoảng hơn 3.000 tỷ đồng để hoàn trả chi phí Nhà đầu tư đã đầu tư xây dựng dự án tái định cư.
Do đó, doanh nghiệp kiến nghị UBND Thành phố ưu tiên tổ chức đấu giá lô D01 (hiện trạng là lô đất sạch chưa có công trình xây dựng trên đất) và 3 lô đất thương mại dịch vụ (chưa có công trình xây dựng trên đất) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi đấu giá thành công, Thành phố giao chỉ định Công ty Thế kỷ 21 9 lô đất đã có công trình xây dựng (gồm: lô D07 đã xây dựng 506 căn hộ chung cư và các lỗ D02, D03, D04, D05, D06, D08, D09 và D10 đã xây dựng phần móng mà Thành phố chưa thanh toán cho Công ty Thế kỷ 21) để công ty đầu tư phát triển thành nhà ở thương mại.
Tiền sử dụng đất của 9 lô đất này sẽ được xác định trên cơ sở kết quả đấu giá thành của lô đất D01 và 03 lô đất thương mại dịch vụ nêu trên (có tính đến các hệ số liên quan đến vị trí, chỉ tiêu quy hoạch... của từng lô đất).
Công ty Thế kỷ 21 sẽ chịu toàn bộ chi phí đã đầu tư xây dựng giai đoạn 1 (1.752 tỷ đồng), chi phí lãi vay chưa thanh toán của giai đoạn 1 Dự án 30,2 ha Bình Khánh (khoảng 1.429 tỷ đồng). Đối với lô đất D01, 3 lô đất thương mại dịch vụ và 4 lô đất hạ tầng xã hội, Công ty cam kết sẽ không tính phần giá trị phân bổ chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu 30,2 ha Bình Khánh mà Công ty đã đầu tư trước đây và sẽ đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng theo quy hoạch được duyệt.
Đối với khu phức hợp Sóng Việt khu đô thị mới Thủ Thiêm, (TP.Thủ Đức), dự án có tên thương mại là The Metropole Thủ Thiêm. Quy mô của dự án khoảng 4,8 ha đất, bao gồm 4 lô đất mang ký hiệu 1-13, 1-14, 1-16 và 1-17. Năm 2017, Công ty Quốc Lộc Phát được UBND TP.HCM giao thực hiện dự án. Sau đó, Công ty cổ phần Bất động sản Sơn Kim (Sơn Kim Land) xuất hiện với vai trò nhà phát triển dự án.
Khu phức hợp Sóng Việt nằm trên "đất vàng" Thủ Thiêm của Công ty Sơn Kim Land. Ảnh: Lê Toàn |
Hiện tại, công trình tại Lô 1-17 đang được triển khai thi công xây dựng quá tầng 24 và hoàn thành cất nóc với chi phí đầu tư xây dựng đã thực hiện lên tới 1.500 tỷ đồng; Công trình tại Lô 1-16 đã được hoàn thành, bàn giao cho các cư dân sử dụng và trở thành một trong các công trình điểm nhấn đáng tự hào tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm; Công trình tại Lô 1-13 đã hoàn thành cất nóc (tầng 29) với chi phí đầu tư xây dựng đã thực hiện khoảng hơn 2.000 tỷ Đồng.
Doanh nghiệp cho biết, vướng mắc nổi cộm nhất mà công ty đang đối mặt là tình trạng chưa được cấp xác nhận đủ điều kiện bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai đối với công trình được xây dựng trên lô 1-17 do thiếu cơ chế giải quyết các vướng mắc phát sinh mà không do lỗi của chủ đầu tư trong khi chúng tôi đã thi công gần tới giai đoạn hoàn thiện công trình.
Vướng mắc lớn thứ hai mà công ty đang đối mặt là tình trạng công trình tại Lô 1-16 đã được hoàn thành, nghiệm thu và đưa vào sử dụng theo đúng các quy định pháp luật hiện hành từ năm 2021, nhưng tới nay, các khách hàng mua căn hộ vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do thiếu cơ chế giải quyết các vướng mắc phát sinh mà không do lỗi của chủ đầu tư, cũng không do lỗi của khách hàng mua căn hộ.
Doanh nghiệp cho biết công trình tại Lô 1-16 đã được Công ty hoàn thành đầu tư xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng theo Thông báo số 98/GĐ-GĐ1/HT ngày 28/5/2021 Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng Công trình Xây dựng (Bộ Xây dựng).
Một tháng sau đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 3182/STNMT-QLĐ đề nghị công ty nộp hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho khách hàng mua căn hộ chung cư tại Văn phòng Đăng ký Đất đai Thành phố. Công ty cũng đã nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người mua nhà đến Văn phòng Đăng ký Đất đai Thành phố vào ngày 25/5/2022.
Tuy nhiên, đến nay, Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố vẫn chưa thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho các khách hàng mua căn hộ của dự án trên Lô 1-16 và có văn bản số 7338/VPĐK-ĐK ngày 22/8/2022 đề nghị Phòng Quản lý đất (Sở Tài nguyên và Môi trường) có ý kiến về việc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người mua nhà trong khi đang thực hiện xác định số tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung của dự án.
Được biết, năm 2019, Thanh tra Chính phủ kết luận dự án này được UBND TP.HCM chỉ định nhà đầu tư nhưng không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất, tính và thu tiền sử dụng đất. Trong đó, có việc xác định tiền sử dụng đất tại một số lô đất với đơn giá 26 triệu đồng/m2 (bằng chi phí đầu tư bình quân) là không đúng quy định, cần phải được xem xét, xác định lại giá đất để truy thu, tránh thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.
下一篇:5 học sinh tắm sông, 2 em bị nước cuốn mất tích
相关文章:
- Bộ GTVT nêu lý do không xem xét chu kỳ kiểm định theo số km xe chạy
- Bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
- Lộc Ninh cấp 150 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định 08
- Đổi thay từ chính sách dân tộc ở Tân Lợi
- Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- Bế mạc Hội chợ thương mại Việt Nam 2017 tại Campuchia
- Nhiều quyền lợi khi tham gia BHXH tự nguyện
- Cấp nông cụ, vật tư cho hộ nghèo, cận nghèo
- Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- Dịch cúm A/H1N1 diễn biến phức tạp ở Cà Mau
相关推荐:
- Qualcomm và Google muốn đưa Android lên xe hơi
- Gỡ vướng mắc về thuế giá trị gia tăng
- Bù Đốp chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng
- Ra quân cứu hộ vườn điều đợt 2
- 4 mẹ con tử vong ở Khánh Hòa: Người chồng không muốn tiếp xúc với ai
- “Ngành điều Bình Phước đang đi đúng hướng”
- Khánh Thuận hôm nay
- Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 9 đến ngày 18
- Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- Đề nghị bảo vệ công dân Việt Nam tại bán đảo Triều Tiên
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- Tăng vốn điều lệ lên 8.202,6 tỷ đồng, Generali Việt Nam khẳng định cam kết phát triển bền vững
- Gương mẫu trong giữ gìn an ninh, trật tự
- Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
- Đề xuất giáo viên dạy thực hành lái xe chỉ cần tốt nghiệp cấp 3
- Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông