Cổ phiếu nhỏ tăng kịch trần hàng loạt VN-Index kết phiên đầu tuần mất 5,ổphiếulớnsậpnặkq my3 điểm hay 0,37% so với tham chiếu. VN30-Index giảm 15,6 điểm tương đương 1,02%. Trong khi đó sàn HoSE vẫn có gần 40 mã kịch trần. Sự trái ngược này khiến thị trường vui buồn lẫn lộn. Đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ ưa thích đầu cơ các mã nhỏ sẽ vui mừng vì danh mục tăng. Ngược lại, blue-chips tiếp tục gây đọng vốn, thậm chí thua lỗ kéo dài. Dù vậy nhìn tổng thể, cổ phiếu tăng giá nhiều nghĩa là cơ hội giao dịch vẫn còn và do đó, thị trường vẫn tích cực. Hôm nay chỉ số giảm nhưng sàn HoSE vẫn có 216 cổ phiếu tăng giá. Thậm chí 38 cổ phiếu khác kịch trần và nếu tính chung cả HNX thì tới 65 mã. Không chỉ vậy, chỉ riêng HoSE ngoài số kịch trần, còn 122 mã khác tăng trên 1%. Cổ phiếu nhỏ tăng hết biên độ thuộc nhiều nhóm khác nhau, nhưng đáng chú ý là các mã chứng khoán nhỏ. IVS, APS, WSS, VIX, TVS, FTS, CTS là những cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh hết biên độ. Nhiều cổ phiếu trong nhóm này đã tăng cực nhanh thời gian qua mà vẫn thu hút được dòng tiền đầu cơ. Ví dụ APS trong 3 tháng qua đã tăng 241% và riêng từ đầu tháng 10 tới nay tăng 71,3%. VIX trong tháng 10 cũng tăng khoảng 35%... | Diễn biến phiên giao dịch VN-Index |
Các mã nhỏ kịch trần còn lại rải rác ở nhiều nhóm ngành khác nhau, nhưng điểm chung là đều có vốn hóa nhỏ, thị giá thấp. HAG, TTB, SAM, VPH, SJF, TNI, HBD, DIG, CKG giao dịch hàng triệu tới cả hàng chục triệu cổ phiếu ở mức giá kịch trần. Không chỉ vậy, xu hướng bùng nổ giá ở các nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn đang thu hút được dòng tiền mạnh mẽ. Hôm nay nhóm cổ phiếu smallcap lại lập kỷ lục về giao dịch, đạt gần 6,2 ngàn tỷ đồng. Nhóm VN30 chỉ giao dịch chiếm 37,3% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE, nghĩa là gần 63% dòng tiền trên sàn này không tập trung vào cổ phiếu blue-chips. Điều này phần nào lý giải tại sao con sóng đầu cơ các mã nhỏ vẫn chưa thể hạ nhiệt được, dù nhiều tháng nay cũng có nhiều phiên áp lực chốt lời tăng vọt, thậm chí cổ phiếu nhỏ giảm giá cả tuần. Cuối cùng thì dòng tiền vẫn không thể tìm kiếm lợi nhuận ở đâu khác và lại quay về với hàng đầu cơ. Kết quả kinh doanh hết hiệu lực Cuối tuần qua lần lượt nhiều đại công ty công bố kết quả kinh doanh quý III. Con số dù tốt hay không thì từ góc độ thị trường, giá không tăng được là cần lưu ý. VHM lãi 9 tháng hơn 27 ngàn tỷ đồng, tăng 10 ngàn tỷ so với cùng kỳ thì giá cũng chỉ bật tăng được buổi sáng. Đến gần 10h giá VHM tăng 1,64% thì bắt đầu bị xả dồn dập. Cổ phiếu này lao dốc không phanh trong toàn bộ thời gian còn lại và đóng cửa bốc hơi 1,4% giá trị. VNM, MSN, GAS, HPG, MWG, FPT.... đều trong tình cảnh tương tự. Lợi nhuận xuất hiện thì giá quay đầu giảm. MSN thậm chí giảm tới 3,58%, HPG giảm 2,45%, TPB giảm 3,23% giá trị, trở thành những cổ phiếu gây áp lực lớn lên VN-Index và nhất là VN30-Index. Hiện tượng này không phải là bất thường, vì các cổ phiếu vốn hóa lớn rất khó để đầu cơ mạnh như các mã nhỏ. Có quá nhiều các thành phần nhà đầu tư, đa số là các nhà đầu tư lớn, nên cung cầu rất hiệu quả, khó “thổi giá”. Các nhà đầu tư nhỏ lẻ cũng nhìn thấy khó khăn này nên thường không giao dịch ở đây. Kết quả kinh doanh đã xuất hiện gần hết và nếu các blue-chips không thể tăng giá thêm thì thị trường chung sẽ rơi vào trạng thái phân hóa giữa các chiến lược giao dịch chứ không phải là yếu tố cơ bản nữa. Nhà đầu tư đã biết hết số liệu lợi nhuận, nên dòng tiền mới là điều quyết định. Hiện dòng tiền vào các cổ phiếu vừa và nhỏ quá mạnh nên rõ ràng cơ hội tăng giá là cao hơn so với blue-chips. HSX | HNX | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | Giá trị Khớp lệnh | Khối lượng Khớp lệnh | 31.845 tỷ đồng (+15%) | 1092,9 triệu (+16%) | 4.110 tỷ đồng (+28%) | 169 triệu (+15%) |
|