Trong khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu thì may mắn là thế giới đã bắt đầu nhìn thấy “tia sáng cuối đường hầm” với một loạt tin vui về vắc-xin.
Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp phòng ngừa nhằm phá vỡ đường cong dịch bệnh. Ảnh: AP
Vắc-xin phòng Covid-19 của hãng Pfizer và BioNTech hiện đang được cơ quan quản lý Mỹ xem xét phê duyệt khẩn cấp. Vắc-xin của hãng Moderna thì sắp bước vào giai đoạn này. Để đến được với kết quả nhanh chóng chưa từng thấy,ừvắlịch thi đấu cúp c1 đêm nay các nhà nghiên cứu và bào chế các loại vắc-xin này đã sử dụng một công nghệ đột phá.
248 ngày là thời gian từ khi có ý tưởng cho đến lúc vắc-xin của Pfizer được đưa đi xin cấp phép (tức là chỉ 8 tháng). Trước đây, 8 năm cho ra một vắc-xin đã được coi là nhanh. Trong những năm 2000, tiến sĩ Drew Weissman đã tập trung nghiên cứu vật liệu di truyền có tên là MRNA, nó chứa chỉ thị cho cơ thể sản xuất bất cứ loại protein nào. Và như vậy, vắc-xin không còn được làm từ vi-rút yếu như trước nay nữa, mà nó chỉ là mã di truyền của một phần vi-rút, trong trường hợp của vi-rút SARS-CoV-2, thì đó là protein gai.
Một khi vắc-xin chứa mã di truyền của vi-rút được đưa vào cơ thể, tế bào của chúng ta sẽ được chỉ thị để liên tục sản xuất ra protein gai của vi-rút SARS-CoV-2. Và chỉ trong vòng vài ngày, cơ thể sẽ phản ứng lại với sự có mặt của những protein gai này bằng cách tạo ra các kháng thể. Thế là cơ thể đã có vũ khí để chống lại sự xâm nhập của vi-rút thật từ bên ngoài.
Đây chính là một cách làm hoàn toàn mới trong bào chế vắc-xin. Và đây cũng chính là công nghệ cơ bản mà các hãng Pfizer và Moderna sử dụng để phát triển vắc-xin Covid-19 của họ trong một khoảng thời gian ngắn chưa từng có.
Giới chức Mỹ cho biết, có kế hoạch phân phối khoảng 40 triệu liều vắc-xin ngừa Covid-19 từ cuối tháng 12 tới. Chính quyền liên bang sẽ đưa ra khuyến nghị về các đối tượng được ưu tiên tiêm vắc-xin như người cao tuổi, nhân viên y tế tuyến đầu, song chính quyền địa phương sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Dự kiến, trong khoảng 40 triệu liều vắc-xin, có 6,4 triệu liều vắc-xin do hai hãng dược phẩm Pfizer và BioNTech phối hợp sản xuất sẽ được phân phối ngay trong tuần đầu tiên sau khi được cấp phép sử dụng khẩn cấp.
Trong khi đó, Nga cũng dự kiến triển khai một chương trình tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đại trà vào năm sau. Theo đó, các nhân viên y tế, giáo viên và những cá nhân có nguy cơ mắc bệnh cao sẽ được ưu tiên tiếp cận với các loại vắc-xin ngừa Covid-19. Kể từ khi đăng ký, hơn 117 nghìn liều vắc-xin Sputnik V đã sẵn sàng phục vụ người dân Nga. Ngoài ra, các nhà sản xuất cũng lên kế hoạch điều chế hơn 2 triệu liều vắc-xin Sputnik V cho đến cuối năm nay.
Còn tại châu Âu, Ủy ban châu Âu cho biết đã đạt thỏa thuận với công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ về việc cung cấp vắc-xin ngừa Covid-19 của công ty này. Trước đó, hồi tháng 8, Ủy ban châu Âu đã có các cuộc đàm phán sơ bộ với Moderna và đã đi đến kết thúc với mục đích ký hợp đồng cung cấp 80 triệu liều vắc-xin của công ty này và lựa chọn mua tiếp 80 triệu liều khác. Với thỏa thuận này, tổng nguồn vắc-xin dự kiến của Liên minh châu Âu đang ở mức khoảng 2 tỉ liều.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định, việc ra đời một loạt vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ cho phép thế giới kiểm soát được đáng kể dịch bệnh vào năm 2021. Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới Mike Ryan phát biểu trên đài truyền hình RTE của Ireland: Đây là một viễn cảnh khả thi nhưng với điều kiện người dân các nước vẫn phải tuân thủ triệt để việc giữ khoảng cách an toàn và vệ sinh sạch sẽ.
Theo Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới, tiêm phòng vắc-xin không đồng nghĩa với việc xóa bỏ hoàn toàn dịch bệnh Covid-19 mà chỉ là bổ sung thêm biện pháp phòng ngừa nhằm phá vỡ đường cong dịch bệnh, tránh phải tái áp dụng các lệnh phong tỏa và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn.
NGUYỄN TẤN tổng hợp