【girona vs sevilla】Sẵn sàng cho mục tiêu kho bạc số vào năm 2030
作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 14:57:25 评论数:
Kho bạc điện tử mang lại nhiều thuận lợi cho khách hàng
Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2020 (theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 138/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007),ẵnsàngchomụctiêukhobạcsốvàonăgirona vs sevilla các hoạt động cải cách, hiện đại hóa của KBNN được đẩy mạnh, toàn diện, đồng bộ trên các mặt cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin (CNTT). Theo đó, KBNN đã hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chức năng: quản lý quỹ ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý ngân quỹ (QLNQ), huy động vốn, tổng kế toán nhà nước và hình thành kho bạc điện tử.
Cụ thể, việc triển khai thành công Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (Tabmis) đã gắn kết chặt chẽ quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý ngân sách. Đồng thời, KBNN đã hiện đại hóa công tác kế toán thu, chi ngân sách, hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo. Công tác tập trung nguồn thu và kiểm soát, thanh toán các khoản chi được đổi mới toàn diện thông qua việc đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính (thời gian thực hiện giao dịch thu NSNN từ 30 phút còn 5 phút, thời gian kiểm soát chi từ 7 ngày còn 1 – 3 ngày); đẩy mạnh thanh toán điện tử với hệ thống ngân hàng, triển khai dịch vụ công trực tuyến…
Công tác quản lý NQNN được đổi mới theo hướng an toàn, hiệu quả. Ngoài việc xây dựng tài khoản thanh toán tập trung, KBNN đã phát triển các công cụ dự báo luồng tiền, thực hiện đầu tư NQNN tạm thời nhàn rỗi (cho vay và tạm ứng cho NSNN, gửi có kỳ hạn tại ngân hàng thương mại); gắn kết chặt chẽ giữa quản lý NQNN với quản lý ngân sách và quản lý nợ, tạo thêm nguồn thu và giảm chi phí vay nợ cho NSNN.
Nguồn: Kho bạc Nhà nước Đồ họa: Đoàn Dương |
Công tác huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ luôn đáp ứng yêu cầu cân đối NSNN và trở thành kênh huy động vốn chủ yếu của NSNN. Công tác tổ chức phát hành ngày càng công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trường và chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế.
Về kế toán nhà nước, KBNN đã xây dựng, trình Bộ Tài chính hoàn thiện chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN thống nhất dựa trên cơ sở kế toán tiền mặt điều chỉnh; đồng thời, áp dụng một số quy định mang tính nguyên tắc về chuẩn mực kế toán công quốc tế tại các đơn vị kế toán thuộc khu vực nhà nước. Trên cơ sở đó, các báo cáo quyết toán NSNN hàng năm được lập đúng yêu cầu và thời hạn quy định. Từ năm 2019, thực hiện Luật Kế toán năm 2015, KBNN đã triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước, cung cấp thêm một kênh thông tin quan trọng giúp cho Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp có được bức tranh tổng thể về tình hình tài chính nhà nước, phục vụ cho công tác quản lý điều hành và tăng cường tính công khai, minh bạch cũng như trách nhiệm giải trình theo thông lệ quốc tế.
Trong công tác thanh toán, thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý, quản lý chặt chẽ các nội dung thu, chi bằng tiền mặt qua KBNN và đẩy mạnh ứng dụng các phương thức thanh toán điện tử, tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt qua KBNN đã giảm mạnh.
Đặc biệt, điểm nhấn Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 là hệ thống dịch vụ công trực tuyến được KBNN triển khai từ năm 2018. Đây được coi là bước cải cách lớn nhất để đưa KBNN trở thành kho bạc điện tử. Đến nay, 100% các đơn vị sử dụng ngân sách đã tham gia dịch vụ công trực tuyến với KBNN (trừ các đơn vị an ninh, quốc phòng do yêu cầu bảo mật)…
Đánh giá về giai đoạn phát triển này của KBNN, Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn - nguyên Tổng giám đốc KBNN cho biết, KBNN đã luôn tích cực, chủ động trong cải cách, hiện đại hóa theo đúng định hướng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020. Qua đó, KBNN đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc cải cách quản lý tài chính công, nâng cao hiệu lực, hiệu quả, minh bạch, khả năng kiểm tra, giám sát ngân sách và các hoạt động tài chính nhà nước.
Tiếp tục tiến tới kho bạc số
Trên nền tảng của KBNN điện tử đạt được từ thực hiện Chiến lược phát triển đến năm 2020, KBNN đã xây dựng Chiến lược phát triển giai đoạn 2021 - 2030. Tại giai đoạn này, KBNN đưa ra mục tiêu đến năm 2025, KBNN vận hành dựa trên dữ liệu số và hoàn thành nền tảng kho bạc số, đến năm 2030 trở thành kho bạc số - nơi mọi tác nhân đều tương tác trên nền tảng số, theo chính sách và quy trình nghiệp vụ được cải cách, lấy người dùng trong và ngoài ngành làm trung tâm phục vụ.
Với mục tiêu cụ thể đó, KBNN đã đưa ra các nhiệm vụ cần phải triển khai trong thời gian tới, đó là nâng cao hiệu quả quản lý quỹ NSNN trên cơ sở liên thông dữ liệu điện tử của các khâu lập dự toán, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chi NSNN theo hướng kiểm soát theo rủi ro; toàn bộ các giao dịch thu, chi NSNN qua KBNN được thực hiện theo phương thức điện tử (trừ các giao dịch thuộc phạm vi bí mật của Nhà nước).
Tổng thu bằng tiền mặt qua hệ thống kho bạc chiếm tỷ lệ rất nhỏTheo báo cáo của Kho bạc Nhà nước (KBNN), tại thời điểm này, tổng thu bằng tiền mặt qua hệ thống KBNN chỉ chiếm 0,33% so với tổng thu qua KBNN; số chi NSNN bằng tiền mặt qua KBNN chiếm 0,63% so với tổng chi qua KBNN, chủ yếu là chi đặc biệt, chi an ninh, quốc phòng); từ đó, góp phần giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt trong khu vực công và tiết kiệm chi phí xã hội. |
Theo ông Trần Quân - Tổng giám đốc KBNN, trong quá trình xây dựng kho bạc điện tử, hệ thống KBNN đã triển khai vận hành nhiều hệ thống CNTT lớn như: hệ thống dịch vụ công trực tuyến; Tabmis; thanh toán điện tử với hệ thống ngân hàng, phối hợp thu ngân sách với ngân hàng; kho dữ liệu.
Cùng với đó là ứng dụng tra cứu số dư và trạng thái hồ sơ chi điện tử trên thiết bị di động; tổng kế toán nhà nước để tổng hợp và kết xuất báo cáo tài chính nhà nước; hệ thống quản lý ngân quỹ nhà nước và quản lý trái phiếu chính phủ phát hành theo lô lớn; các hệ thống giúp hiện đại hóa hoạt động nội ngành.
Trên nền tảng đó, nhiệm vụ trọng tâm của KBNN trong giai đoạn tới là hoàn thiện các ứng dụng đã có nhằm củng cố hoàn thiện kho bạc điện tử, đồng thời xây dựng các bài toán hướng tới hình thành kho bạc số.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021 - 2025, toàn hệ thống KBNN tập trung vào dữ liệu số theo hướng đẩy mạnh việc liên kết, liên thông dữ liệu điện tử với các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương; cung cấp các dịch vụ thuộc chức năng nhiệm vụ của KBNN; từng bước chia sẻ dữ liệu mở, đồng thời triển khai các dịch vụ cơ bản về phân tích rủi ro hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành dựa vào dữ liệu.
Tiếp theo, giai đoạn 2026-2030, KBNN sẽ tập trung thực hiện liên thông dữ liệu số, đẩy mạnh chia sẻ dữ liệu, từ đó cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới; đẩy mạnh việc phân tích rủi ro, phân tích dự báo dựa trên dữ liệu lớn, công nghệ trí tuệ nhân tạo, hướng tới hình thành kho bạc số đầy đủ.
Nền móng vững chắc cho kho bạc sốSau 2 năm nỗ lực nghiên cứu và xây dựng, bản “Kiến trúc tổng thể công nghệ thông tin (CNTT) hướng tới kho bạc số” được Kho bạc Nhà nước (KBNN) ban hành ngày 4/6/2021 tại Quyết định số 2739/QĐ-KBNN. Đây là bản quy hoạch kiến trúc tổng thể có ý nghĩa quan trọng và là “nền móng” để hệ thống KBNN tiến nhanh đến kho bạc số vào năm 2030. Kiến trúc tổng thể CNTT của KBNN phù hợp với xu thế phát triển công nghệ, đáp ứng yêu cầu quản lý, hiện đại hóa của KBNN và nằm trong Kiến trúc tổng thể hướng tới Bộ Tài chính số. Các cấu phần của Kiến trúc tổng thể CNTT gồm: kiến trúc nghiệp vụ (quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước, tổng kế toán nhà nước và báo cáo ngân sách, báo cáo tài chính nhà nước, huy động vốn và quản lý ngân quỹ, thanh tra, nghiệp vụ khác và hoạt động nội bộ); kiến trúc dữ liệu; kiến trúc ứng dụng; kiến trúc kỹ thuật - công nghệ của KBNN xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây; kiến trúc an toàn thông tin. |