发布时间:2025-01-10 01:12:05 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Sau đợt triều cường vừa qua,ụchồisảnxuấbóng đá hôm nay ngoại hạng anh nông dân trên địa bàn tỉnh đã bắt tay khôi phục sản xuất, phục hồi sức sống cho cây trồng.
Sau khi triều cường rút cạn, hiện người dân trong tỉnh tranh thủ xuống giống lúa Đông xuân cho kịp mùa vụ. Ảnh HỮU PHƯỚC.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, do triều cường kết hợp với mưa vào đầu tháng 11 vừa qua đã gây ngập úng cục bộ nhiều diện tích canh tác của bà con. Ngành chức năng các địa phương huy động tối đa lực lượng, máy móc gia cố các tuyến đê trọng yếu, bờ bao có nguy cơ tràn ngập, khơi thông dòng chảy, vận hành các trạm bơm thoát nước bảo vệ sản xuất. Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu ban chỉ huy các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo bộ phận chuyên môn nhanh chóng thẩm tra, phúc tra, báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy để có hướng chỉ đạo, cũng như giải pháp hỗ trợ kịp thời cho nông dân sớm ổn định sản xuất.
Hiện nay, nông dân đang cố gắng khôi phục lại diện tích canh tác bị ngập trong đợt triều cường vừa qua. Lom khom mót từng trái khóm trong rẫy, ông Huỳnh Văn Mừng, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, buồn bã cho hay: “Khóm trái lúc này mắc mà không có để bán. Sau đợt ngập vừa rồi, rẫy khóm của tôi đang bị héo lá, đỏ hết. Do nước rút xuống chậm, phần lớn cây bị thối củ hủ. Rẫy này chỉ còn cách trồng lại, mất một khoảng thời gian nữa mới có thu nhập”.
Ông Nguyễn Thanh Bình, ở ấp Thạnh An, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị thanh, than thở: “Nhà tôi cao còn bị ngập chứ nói gì rẫy khóm. Đợt mưa, nước dâng vừa rồi làm ngập úng. Giờ nước rút, vệ sinh lại rẫy khóm thì thấy bị chết khoảng 40%. Vùng trũng của mình nước ngập là thoát chậm lắm. Bây giờ liếp nào chết ít thì tôi trồng giặm lại, rồi vô phân kích thích ra rễ cho cây. Chứ lúc này mà đi mua con khóm trồng lại thì khó kiếm giống, giá lại cao”.
Nông dân nỗ lực khôi phục lại sản xuất sau đợt ảnh hưởng triều cường. Ảnh: KỲ ANH
Tại thành phố Ngã Bảy, đợt triều cường và mưa lớn vừa qua địa phương huy động lực lượng, máy móc trang thiết bị gia cố tuyến đê, bờ bao có nguy cơ bị tràn, ngập được xử lý sớm, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất. Sau khi đợt triều cường kết thúc, bộ phận kỹ thuật các xã, phường khẩn trương hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc cây trồng sau khi nước rút.
Nhiều địa phương lúc này cũng đang phúc tra diện tích cây trồng bị ngập, đánh giá lại thiệt hại trên cây. Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Long Mỹ, thông tin: “Chúng tôi đã chỉ đạo bộ phận chuyên môn địa phương một mặt thống kê, kiểm tra, phúc tra lại thiệt hại, mặt khác hỗ trợ kỹ thuật canh tác cho người dân. Hạn chế bón phân đạm, tăng cường bón phân lân để hạ phèn… Nỗ lực bằng mọi biện pháp để giảm thấp nhất thiệt hại. Đối với những hộ bị thiệt hại đã ghi nhận để báo cáo về trên và vận dụng các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho bà con sớm khôi phục lại sản xuất”.
Tương tự, tại thị xã Long Mỹ, vừa qua diện tích cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng năng suất. Thời điểm này, Phòng Kinh tế đang tiến hành phúc tra lại chính xác tỷ lệ ảnh hưởng trên cây. Ông Trịnh Minh Tình, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Long Mỹ, thông tin: Vừa qua, cây ăn trái có ảnh hưởng về năng suất. Hiện nay đơn vị cho kiểm tra lại chính xác tình trạng cây để có thống kê, báo cáo về trên cũng như kịp thời hỗ trợ cho bà con biện pháp chăm sóc, khôi phục cây trồng sau đợt ngập.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay trên cây lúa, các địa phương đã đưa ra lịch xuống giống cụ thể. Do vậy khuyến cáo bà con chuẩn bị khâu làm đất, vệ sinh đồng ruộng, đánh rãnh để rút nước dễ dàng trên đồng ruộng. Ngoài ra, chọn giống xác nhận ở những cơ sở uy tín, chất lượng. Bên cạnh đó, chú ý diệt cỏ dại, ốc bươu vàng. Bà con cần tuân thủ lịch thời vụ xuống giống để né rầy. Lưu ý nông dân xuống giống dứt điểm trong tháng 12, vì theo dự báo khả năng hạn sẽ xâm nhập sớm và gay gắt vào tháng 2, tháng 3.
Nông dân huyện Châu Thành A đang phục hồi diện tích rau màu sau khi triều cường rút cạn. Ảnh: HỮU PHƯỚC.
Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi Cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, khuyến cáo: Trên cây khóm, những ruộng bị ngập nặng cần sớm bỏ hết cây bị chết, xử lý liếp. Bà con lưu ý kiểm tra nâng PH bằng cách bón vôi, xử lý thuốc trừ nấm bệnh trong đất. Chọn mua giống sạch bệnh, trồng hàng đôi để dễ dàng chăm sóc. Với những ruộng khóm bị nhẹ, cần nhổ bỏ cây chết trong liếp, xử lý PH, nấm bệnh, trồng bổ sung vào nơi những cây đã chết. Hiện tại bộ rễ khóm yếu, bà con nên cung cấp dinh dưỡng qua lá để cây phục hồi nhanh. Sau khi cây đã phát triển, bổ sung phân bón qua gốc thì cây mới hấp thu tốt. Đối với vườn cây ăn trái, hiện tại sẽ có những mức độ khác nhau. Bà con lưu ý tỉa cành, nếu vườn cây mang trái bị ngập nặng thì loại bỏ trái non đi. Xẻ rãnh để thoát nước tốt, hạn chế đi vào liếp để tránh tác động bộ rễ. Đợi liếp khô ráo, xử lý phòng trừ nấm bệnh trong đất. Khi cây có dấu hiệu phục hồi lại thì xử lý phân bón qua gốc và các bước tiếp theo.
Theo Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các địa phương chủ động khơi thông dòng chảy, nạo vét mương, rãnh thoát nước trên ruộng. Tận dụng giống cây trồng dự trữ tại địa bàn để sẵn sàng gieo trồng lại. Bên cạnh đó, cử bộ phận chuyên môn đến hướng dẫn nông dân giải pháp khôi phục, sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái. Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để cùng người dân có biện pháp ứng phó kịp thời. Đối với diện tích rau màu bị thiệt hại hoàn toàn, cần chuẩn bị hạt giống để sẵn sàng trồng lại khi thời tiết thuận lợi, nhất là các loại rau ngắn ngày nhằm bảo đảm nguồn cung cấp cho thị trường, không để tình trạng khan hiếm xảy ra.
KỲ ANH
相关文章
随便看看