Quan điểm trên được GS Kenneth Leung - chuyên gia hàng đầu về độc chất học, hóa học môi trường, Giám đốc Phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia về ô nhiễm biển, Đại học Hong Kong, Trung Quốc chia sẻ nhân chuyến công tác đến Việt Nam theo lời mời của Quỹ VinFuture.
Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu về môi trường, GS Kenneth Leung nhận thấy các vấn đề ô nhiễm ngày càng trở thành thách thức khó giải quyết với nhiều quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hiện tượng phú dưỡng, do xả quá nhiều chất dinh dưỡng vào đại dương và đường thủy, là mối đe dọa rất lớn.
Những chất dinh dưỡng dư thừa này kích thích sự phát triển của vi tảo, dẫn đến sự bùng nổ của tảo biển có hại. Dù nhiều loại tảo không độc hại, nhưng quá trình hô hấp của chúng tiêu thụ oxy và quá trình phân hủy làm giảm nồng độ oxy, dẫn đến tình trạng thiếu oxy (nồng độ oxy dưới 2 miligam/lít). Điều này có thể làm sinh vật biển chết ngạt, gây thiệt hại tài chính đáng kể do ảnh hưởng đến nghề cá, du lịch.
Theo GS Kenneth Leung, việc bảo vệ mọi tuyến đường thủy, cửa sông, đại dương là điều rất quan trọng trên toàn thế giới vì cửa sông sạch sẽ giúp đại dương sạch hơn và an toàn hơn cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có điều kiện kinh tế xã hội và trình độ phát triển công nghệ khác nhau, dẫn đến nguồn lực khác nhau cho xử lý nước thải, quản lý chất thải, giám sát.
Hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm soát, ngăn ô nhiễm đại dương, ông và các cộng sự tích cực phát triển các phương pháp kiểm tra các hóa chất và chất ô nhiễm mới trên biển, cửa sông. Qua các nghiên cứu ông nhận thấy hàm lượng lớn chất độc hại trong nước sông, nước biển đến từ thuốc kháng sinh, các loại thuốc điều trị bệnh.
Từ những nghiên cứu trên, GS Kenneth Leung và cộng sự thiết lập các chương trình thu gom bắt buộc với thuốc hết hạn hoặc không sử dụng, ngăn chúng xâm nhập vào hệ thống nước nhằm giảm thiểu ô nhiễm.
Ngoài ra, với việc gia tăng dân số và sử dụng hóa chất, việc xây dựng một nguồn tài chính cho cơ sở hạ tầng xanh như xử lý nước thải là rất quan trọng. Sự phát triển trong tương lai của các hệ thống tài chính xanh trên toàn cầu có thể khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng xanh, cuối cùng là cải thiện điều kiện môi trường ở các quốc gia đang phát triển. Đây là một con đường đầy hứa hẹn phía trước.
Hơn nữa, thật đáng khích lệ khi các ngành công nghiệp chủ động giải quyết vấn đề bằng cách phát triển hóa học “xanh” hơn, chẳng hạn như hóa chất có tuổi thọ môi trường ngắn hơn và tác hại lâu dài ở mức tối thiểu.
"Tôi tin rằng Việt Nam có một vị thế rất tốt. Việt Nam đang phấn đấu cho những tiến bộ trong khoa học và công nghệ, điều này có thể giúp việc xử lý nước thải tiết kiệm chi phí hơn và phát triển các hóa chất thân thiện với môi trường có thể sử dụng hàng ngày",ông nói. Ô nhiễm biển là thách thức toàn cầu đòi hỏi nỗ lực chung, không chỉ là hành động của một quốc gia duy nhất.
下一篇:Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
相关文章:
- Top 7 thành phố đáng đầu tư bất động sản nhất châu Âu
- Đầu tư vào Khu công nghiệp Phúc Long: Thành công trong tầm tay
- Việt Nam “đặt hàng” 3 khuyến nghị chính sách cho sự phát triển của Việt Nam
- Thẻ ATM công nghệ từ vẫn được hỗ trợ sau ngày 31
- Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- Đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng xây cao tốc Đồng Nai
- Huế đầu tư gần 145 tỷ đồng xây dựng chương trình khuyến công giai đoạn 2016
- Vẫn còn nhiều rào cản kỹ thuật làm khó nhà đầu tư ngoại
- NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- Xây dựng nhà xưởng trên “đất vườn”
相关推荐:
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Chậm tái cơ cấu, nền kinh tế sẽ khó vượt bẫy thu nhập trung bình
- Đà Nẵng: Dự kiến, cần 5.300 tỉ đồng làm hầm chui thẳng qua sông Hàn
- Quảng Bình: Đầu tư dự án điện mặt trời cho các xã chưa có điện lưới
- Nhận định, soi kèo Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1: Tin vào cửa trên
- Kết nối hai nền kinh tế Việt Nam – Singapore
- Đà Nẵng: Hoàn thành hầm kín nút giao thông phía tây cầu sông Hàn trước ngày 31/12
- Một số nội dung chính của các nghị định có hiệu lực từ giữa tháng 5
- Căng thẳng tại Trung Đông: Israel cảnh báo tấn công lớn vào Gaza
- Kon Tum: 82,699 tỷ đồng đầu tư dự án Cụm công nghiệp Thanh Trung II