【kết quả luzern】Đề xuất điều chỉnh giá điện 2 lần/năm
作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-11 15:57:40 评论数:
Một mức giá điện mặt trời: Lo kém cạnh tranh,Đềxuấtđiềuchỉnhgiáđiệnlầnnăkết quả luzern quá tải lưới điện | |
Đại biểu Quốc hội bức xúc về tăng giá điện |
Quang cảnh hội thảo |
Đề xuất biểu giá điện 5 bậc thang
Trình bày Đề án "Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam" tại hội thảo lấy ý kiến góp ý về Đề án sáng nay 5/11, tại Hà Nội, TS.Bùi Xuân Hồi, Bộ môn Kinh tế Năng lượng, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, chủ nhiệm Đề án đã nêu 3 phương án tính giá điện sinh hoạt theo hướng chia 3 bậc, 4 bậc và 5 bậc.
Cụ thể, với phương án 3 bậc thang (bậc 1 từ 0-100kWh/tháng; bậc 2 từ 101-400kWh/tháng; bậc 3 từ 401kWh/tháng trở lên). Với phương án 4 bậc thang (bậc 1 từ 0-100kWh; bậc 2 từ 101-300kWh; bậc 3 từ 301-600kWh và bậc 4 từ 601kWh trở lên).
Với phương án 5 bậc thang (bậc 1 từ 0-100kWh; bậc 2 từ 101-200kWh; bậc 3 từ 201-400kWh; bậc 4 từ 401-700kWh và bậc 5 từ 701kWh trở lên). Nhóm nghiên cứu nghiêng về phương án đề xuất 5 bậc thang.
“Phương án này phù hợp hơn cả với các mục tiêu định giá. 5 bậc thang sản lượng cũng phù hợp với 5 bậc thang thu nhập của hộ gia đình”, ông Bùi Xuân Hồi nhấn mạnh.
Phân tích rõ hơn về phương án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện theo 5 bậc, ông Bùi Xuân Hồi cho biết: Người tiêu dùng tại bậc 1 (<101kWh) sẽ phải trả thêm gần 2.800 đồng/tháng; bậc 2 (101-200kWh) sẽ trả thêm hơn 8.300 đồng/tháng. Trong khi đó ở các bậc tiêu dùng điện khác đều có mức trả thấp hơn từ 12.000 đến 189.000 đồng/tháng.
Phương án này không gây tác động đến chỉ số CPI vì tổng chi tiêu hộ sinh hoạt không tăng, có mức giảm nhẹ. Tuy nhiên, chi tiêu hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo của Chính phủ sẽ tăng khoảng 5,7 tỷ đồng/tháng và doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ có mức giảm nhẹ.
Đề án chỉ ra rằng, ở phương án 6 bậc như hiện nay có phần quá chi tiết, cơ cấu tiêu dùng đã thay đổi, có thể xem xét gộp lại để đơn giản quá trình tính toán.
Theo chuyên gia điện lực Trần Đình Long, giá bán lẻ điện có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới các hộ tiêu thụ điện và tới doanh thu của doanh nghiệp điện lực.
Việc gộp các bậc trong biểu giá điện như đề xuất là hợp lý vì chênh lệch 2 bậc trong biểu giá 6 bậc cũ không quá nhiều. Đồng thời, việc lựa chọn phương án nhiều bậc (5 bậc thay vì 3 hay 4 bậc) cũng đảm bảo được ý đồ của biểu giá bậc thang là dùng càng nhiều giá càng cao.
1 năm điểu chỉnh giá 2 lần
Theo Đề án nghiên cứu, hiện nay, cơ chế biểu giá có khoảng thời gian điều chỉnh là 1 năm. Ông Bùi Xuân Hồi cho rằng, khoảng thời gian này hơi dài, tạo áp lực lớn cho các lần điều chỉnh.
Do vậy, Đề án cũng đề xuất “cải tiến cơ chế biểu giá bán lẻ điện và luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá”. Cụ thể, Đề án đưa ra chu kỳ giá theo phương án 6 tháng/lần. Ngoài ra, luật hóa cơ chế điều chỉnh giá bằng các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền công khai chu kỳ điều chỉnh giá.
“Thời điểm điều chỉnh có thể được lựa chọn theo mùa mưa, mùa khô, đồng thời tránh các thời điểm nhạy cảm, có sự thay đổi đột biết về sản lượng. Kỳ điều chỉnh giá đề xuất sẽ vào các ngày 1/3 và 1/9 hàng năm. Việc điều chỉnh giá cũng có thể diễn ra bất thường khi có sự biến động lớn về giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế dẫn đến sự thay đổi đáng kể về chi phí sản xuất và mua điện”, ông Bùi Xuân Hồi nói.
Đồng tình cao với quan điểm cần luật hóa chu kỳ điều chỉnh giá điện, chuyên gia Trần Đình Long nhấn mạnh: “Thị trường thay đổi hàng ngày thì cần có chu kỳ điều chỉnh cho phù hợp. Đề xuất một năm 2 lần điều chỉnh là hợp lý. Với Thái Lan thậm chí 1 năm điều chỉnh giá điện 3 lần và cũng đã thành luật rồi”.
Cứ đến ngày thì EVN đề xuất, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm xem xét, thông qua hoặc không thông qua. Chuyên gia Trần Đình Long cũng cho rằng phải làm rõ cơ chế điều chỉnh giá, đầu vào như thế nào, tỷ giá ra sao, thời điểm điều chỉnh giá cho phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội của đất nước...
Xung quanh câu chuyện điều chỉnh giá bán điện, ông Trần Văn Bình, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách Khoa Hà Nội bày tỏ quan điểm: “Tôi đồng ý với đề xuất điều chỉnh 2 lần/năm, có thể tăng hay giảm. Giá điện tùy thuộc nhiều yếu tố như mưa nhiều hay hạn hán. Nếu mưa nhiều thì thủy điện sẽ nhiều, giá thành thấp. Ngược lại, nếu hạn hán, ngành điện phải huy động nhiệt điện dầu nhiều thì chi phí sản xuất điện sẽ cao, có thể tăng tăng giá. Như vậy, mức giá điều chỉnh có tăng, có giảm, tùy theo các yếu tố đầu vào”.