当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【kết quả ham kam】Thị trường biến động, công ty chứng khoán “chịu đòn” 正文

【kết quả ham kam】Thị trường biến động, công ty chứng khoán “chịu đòn”

2025-01-25 19:59:00 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:160次

thi truong bien dong cong ty chung khoan chiu don

Những biến động trên thị trường tài chính thế giới đã tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư, kéo thanh khoản thị trường giảm mạnh Ảnh: N.Hiền.

Với việc chỉ số VN-Index giảm 18,19% và giá trị giao dịch toàn thị trường giảm 15% so với quý trước, quý II/2018 ghi nhận thị trường có diễn biến tiêu cực nhất kể từ quý IV/2008. Trong bối cảnh đó, không chỉ nhà đầu tư mà ngay cả các công ty chứng khoán cũng phải gánh chịu "thương đau". Theo quan sát của phóng viên Báo Hải quan, trong số 67 công ty chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính quý II/2018 đến ngày 25/7, có tới 40 công ty có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Thậm chí, trong số này có tới 21 công ty có lợi nhuận âm. Riêng Công ty chứng khoán NH Việt Nam và Sacombank-SBS có kết quả lỗ, nhưng số lỗ có phần cải thiện hơn so với quý II/2017.

“Nỗi đau” tự doanh

Theo thống kê, hầu hết các công ty chứng khoán đều bị sụt giảm mạnh ở mảng tự doanh do bối cảnh thị trường quý II luôn ở trong trạng thái tiêu cực và khó đoán định. Việc hầu hết cổ phiếu trên thị trường đều giảm giá so với hồi đầu năm đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các công ty chứng khoán, kể cả những “ông lớn” hàng đầu. Cụ thể, lãi sau thuế của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) chỉ đạt 29 tỷ đồng trong quý II, giảm 42% so với quý II/2017. Giải trình về kết quả này, lãnh đạo VCBS cho biết, do chỉ số thị trường giảm nên doanh thu tự doanh giảm so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, doanh thu quý II/2018 của VCBS giảm 16% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 127 tỷ đồng. Trong đó, sụt giảm chủ yếu do tiền lãi từ tài sản tài chính ghi nhận qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 31% so với cùng kỳ xuống mức 39,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty ghi nhận lỗ từ tài sản tài chính FVTPL đột biến hơn 300% lên mức 6,5 tỷ đồng; chi phí hoạt động tự doanh cũng tăng 96% so với quý II năm trước, lên trên 8 tỷ đồng. Từ đó đẩy tổng chi phí hoạt động trong quý II của VCBS tăng 13% so với cùng kỳ, lên mức gần 50 tỷ đồng.

Tương tự, doanh thu mảng tự doanh của Công ty Chứng khoán VNDirect cũng giảm 32% trong quý II do loại trừ khoản cổ tức từ công ty liên kết khi hợp nhất là 21,2 tỷ đồng đã kéo mức tăng trưởng về doanh thu của công ty xuống thấp. Cùng với đó, chi phí hoạt động kinh doanh cũng tăng mạnh 82% lên 164 tỷ đồng, trong đó lỗ tự doanh tăng mạnh nhất, từ mức 46 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 107 tỷ đồng. Thêm vào đó, các chi phí khác như chi phí môi giới, chi phí quản lý cũng tăng mạnh khiến cho lợi nhuận sau thuế của VNDirect chỉ còn 91 tỷ đồng, giảm 21% so với quý II/2017.

Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho biết, thị trường điều chỉnh giảm mạnh trong quý II/2018 đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, đặc biệt là hoạt động tự doanh và kinh doanh môi giới. Nhìn chung doanh thu của hầu hết các mảng kinh doanh đều cao hơn cùng kỳ năm trước cũng như đạt và vượt kế hoạch đề ra, nhưng do phải trích lập các khoản giảm giá từ hoạt động tự doanh nên chi phí dự phòng bị đội lên cao, khiến lợi nhuận của VDSC giảm mạnh 86%, xuống còn 4,7 tỷ đồng trong quý II.

Tại các công ty chứng khoán nhỏ, tình hình còn bi đát hơn. Điển hình như Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) chịu lỗ 17 tỷ đồng trong quý II/2018 với nguyên nhân chính đến từ mảng tự doanh. Theo đó, dù doanh thu môi giới tăng tới 50%, đưa tổng doanh thu trong kỳ của công ty lên gần 129 tỷ đồng, tăng 33%, nhưng mức tăng này không đủ để bù đắp cho khoản chi phí hoạt động tăng gấp 8 lần cùng kỳ năm trước, lên tới 109 tỷ đồng. Trong đó, mức tăng chi phí này chủ yếu do khoản lỗ tự doanh lên tới 60 tỷ đồng. Công ty chứng khoán Bảo Minh (BMSC) cũng lỗ ròng 12 tỷ đồng trong quý II/2018 do doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Theo đó, dù doanh thu tăng tới 78%, đạt 73 tỷ đồng, song chi phí lại tăng 210%, lên tới 87 tỷ đồng. Trong cơ cấu chi phí của BMSC, lỗ tự doanh chiếm trên 34 tỷ đồng, tăng 127%; chi phí hoạt động tự doanh cũng tăng đột biến từ 200 triệu lên trên 49 tỷ đồng.

Nhiều công ty chứng khoán tên tuổi khác như BVSC, Vietinbanksc, MAS, NVS… cũng gánh chịu tổn thất nặng nề từ hoạt động tự doanh.

Tiếp tục ảm đạm?

Thị trường chứng khoán tháng 6 và đầu tháng 7 tiếp tục nối dài xu hướng giảm tạo ra chuỗi giảm mạnh nhất trong nhiều năm. Sau khi chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh 920-930 điểm và phục hồi nhẹ vào đầu tháng 6, chỉ số VN-Index tiếp tục giảm sâu phá vỡ ngưỡng 900 điểm, về mức thấp nhất là 893,16 điểm vào phiên ngày 11/7, giảm 25,8% so với mức đỉnh 1.204 điểm và giảm 9,3% so với cuối năm 2017. Hiện tại, mặc dù chỉ số đã hồi phục trở lại, song vẫn quanh mức 930-940 điểm.

Khối lượng giao dịch không được cải thiện, kết hợp với tâm lý của nhà đầu tư bị tác động tiêu cực bởi các sự kiện trên thị trường quốc tế như FED tăng lãi suất, căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và các đối tác leo thang khiến cho chỉ số thị trường chưa thể thoát khỏi xu hướng giảm. Trong khi đó, thị trường trong nước thiếu vắng thông tin hỗ trợ trong khi MSCI chưa xem xét nâng hạng đối với thị trường Việt Nam khiến cho nhà đầu tư rụt rè trong việc giải ngân, điều này đã được phản ánh qua việc thanh khoản bình quân hai sàn đã giảm từ mức 5.600 tỷ đồng trong tháng 6 xuống mức quanh 4.000 tỷ đồng từ đầu tháng 7 đến nay. Thêm vào đó, giao dịch của khối ngoại được dự báo sẽ vẫn tiếp tục bán ròng trong tháng 7 dù mức độ có thể sẽ bớt tiêu cực hơn. Trước tình hình đó, hy vọng về việc VN-Index có thể quay lại mốc 1.000 điểm vào cuối tháng 7 hay trở lại mốc 1.200 điểm vào cuối năm trở nên khá mong manh. Do vậy, lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý III cũng như nửa cuối năm 2018 vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là ở mảng tự doanh.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜