【tỷ số cúp đức】Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm lập ngân sách dựa trên kết quả hoạt động
Tại Hội nghị PEMNA 2019 vừa diễn ra tại Quảng Ninh,ànQuốcchiasẻkinhnghiệmlậpngânsáchdựatrênkếtquảhoạtđộtỷ số cúp đức đại diện đến từ Hàn Quốc, ông Hyeon Seok Park – Phó Cục trưởng Cục Tài khóa, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm về lập ngân sách dựa theo kết quả hoạt động đem lại hiệu quả trong chi tiêu ngân sách.
Chương trình này của Hàn Quốc nằm trong gói cải cách quản lý tài chính công. Để triển khai gói đổi mới cải cách quản lý tài chính công, Hàn Quốc đã thực hiện xây dựng khung chi tiêu trung hạn, lập kế hoạch ngân sách từ trên xuống cũng như các hoạt động có liên quan tới thực hiện hệ thống ngân sách số và tài khóa số.
“Một cấu phần trong đổi mới về quản lý tài chính công chính là khung chi tiêu công. Chúng tôi lập ngân sách theo như nghị trình của Chính phủ trong khung dự báo chi tiêu trung hạn 5 năm. Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện lập ngân sách từ trên xuống, một trong các nguyên tắc là tiến hành rà soát và đánh giá chương trình riêng của từng bộ, ngành chủ quản, và qua đó chúng tôi xây dựng các đề xuất ngân sách cũng như cắt giảm” - ông Hyeon Seok Park nói.
Theo ông Hyeon Seok Park, tại Hàn Quốc, trước đây lập ngân sách chỉ tập trung trên cơ sở tính toán các chi phí, nhưng khi thực hiện lập ngân sách dựa trên kết quả hoạt động, thì căn cứ vào tính hiệu suất và hiệu quả của hoạt động lập ngân sách, đồng thời đảm bảo được vai trò, trách nhiệm giải trình cũng như tính tự chủ của các bộ, ngành chủ quản.
Trên cơ sở hệ thống kế toán ngân sách số, Hàn Quốc đã đầu tư vào hạ tầng để đổi mới dữ liệu, từ đó đổi mới hoạt động lập ngân sách hàng năm. Bởi theo ông Hyeon Seok Park, khi có các dự án sử dụng ngân sách phức tạp hơn, đòi hỏi phải có hệ thống quản lý hiện đại hơn.
Việc đánh giá sử dụng ngân sách thuộc trách nhiệm của Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc. Theo đó, bộ này thực hiện chương trình đánh giá gọi là “chương trình lõi”. “Bộ chúng tôi sẽ kiểm tra các chương trình và xem xét kế hoạch báo cáo của các bộ, ngành. Mỗi bộ chủ quản phải chuẩn bị kế hoạch thường niên kèm theo đề xuất về ngân sách trình Bộ Tài chính và Kinh tế để trình Quốc hội” - ông Hyeon Seok Park cho hay.
Ông Hyeon Seok Park cũng cho biết, các thông tin này được công khai trên cổng thông tin của bộ và công bố cho công chúng.
Bên cạnh đó, ông Hyeon Seok Park cũng chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc đánh giá các dự án có sử dụng ngân sách nhà nước. “Chúng tôi dựng một bảng điểm để đánh giá, mục lục này xem xét các bước: lập kế hoạch, triển khai và kết quả thực hiện. Đối với việc lập kế hoạch, yếu tố đánh giá gồm mục tiêu dự án và các chỉ tiêu có phù hợp hay không; ngoài ra, đánh giá về công tác quản lý. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc sẽ xem xét các dự án, nếu dự án có kết quả không tốt thì ngân sách năm tiếp theo sẽ cắt đi 10%” - ông Hyeon Seok Park cho hay.
Trên cơ sở quản lý chặt chẽ từ khâu lập, triển khai và thực hiện dự toán ngân sách thời gian qua tại Hàn Quốc, các bộ, ngành chủ quản đã quen với phương thức chịu trách nhiệm triển khai quản lý tài chính công.
Theo ông Hyeon Seok Park, cách thức quản lý này tiếp tục được Hàn Quốc thực hiện, trên cơ sở đó, sẽ tăng cường hơn nữa trách nhiệm giải trình và minh bạch, giúp chi tiêu cho xã hội tốt hơn. Cùng với nỗ lực của Bộ Tài chính và Kinh tế Hàn Quốc, các bộ ngành chủ quản sẽ tham gia với trách nhiệm giải trình cao hơn và tự chủ tốt hơn trong thời gian tới./.
Minh Anh