【soi kèo mc vs inter】Tăng thuế để hạn chế lạm dụng rượu, bia có hại cho sức khỏe
Đại diện các chuyên gia, nhà quản lý, hiệp hội doanh nghiệp tham gia phiên thảo luận tại tọa đàm. Ảnh: Đức Minh Thuế rượu, bia mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ Chiều ngày 30/7/2024, tại Hà Nội, TBTCVN phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tọa đàm “Chính sách thuế với đồ uống có cồn”. Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Bộ Tài chính; đại diện Tổng cục Thuế; các cơ quan quản lý nhà nước; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện hiệp hội doanh nghiệp; lãnh đạo doanh nghiệp và nhiều cơ quan báo chí trên địa bàn TP. Hà Nội. Phát biểu tại tọa đàm, ông Phạm Thu Phong - Tổng Biên tập TBTCVN cho biết, ngày 8/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Theo đó, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025). Thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 2025 của Quốc hội, Bộ Tài chính đã triển khai nghiên cứu xây dựng hồ sơ dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi). Hồ sơ dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi) đã được gửi xin ý kiến các bộ, ban ngành, hiệp hội doanh nghiệp có liên quan tại Công văn số 6059/BTC-CST ngày 11/6/2024 và được đăng tải toàn bộ trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Tài chính để lấy ý kiến công khai. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, mặc dù mặt hàng bia và rượu đã được tăng thuế suất thuế TTĐB theo lộ trình từ năm 2016-2018. Tuy nhiên, sức mua rượu, bia của người Việt Nam vẫn tăng do thu nhập tăng nhanh, trong khi giá rượu, bia tăng rất chậm. Do vậy, trong thời gian qua, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam vẫn ở mức cao và có xu hướng tăng nhanh. Việt Nam hiện là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc. Hiện nay, thuế và giá rượu, bia ở Việt Nam còn ở mức thấp. Theo tính toán của WHO, thuế rượu, bia của Việt Nam mới chiếm khoảng 30% giá bán lẻ, trong khi ở nhiều nước tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm từ 40 - 85% giá bán lẻ. Do vậy, lộ trình tăng thuế TTĐB đối với rượu và bia từ năm 2016-2018 chưa đủ mạnh để tác động đến giảm tiêu dùng rượu bia. Trước mắt, cần tiếp tục tăng thuế để tăng giá bán lẻ rượu, bia lên mức ít nhất tỷ trọng thuế rượu, bia chiếm 40% giá bán lẻ. Đề xuất 2 phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt Thông tin tại tọa đàm, bà Nguyễn Thuý Anh - Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) cho biết, trên cơ sở các chủ trương, chiến lược của Đảng và Nhà nước đã được phê duyệt, Bộ Tài chính đã dự thảo sửa đổi quy định đối tượng chịu thuế TTĐB đối với mặt hàng rượu, bia theo pháp luật chuyên ngành (Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia) và xây dựng 2 phương án tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia theo lộ trình từ năm 2026 đến năm 2030. Nhiều hệ lụy nếu lạm dụng rượu, bia Theo Bộ Y tế, rượu, bia là yếu tố xếp thứ 2 trong 10 yếu tố nguy cơ gây bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam, là nguyên nhân liên quan đến chấn thương, tai nạn giao thông, rối loạn tâm thần, xơ gan, bệnh tim mạch, ung thư, một số bệnh truyền nhiễm. Việc sử dụng, lạm dụng rượu, bia gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng về mặt xã hội, bao gồm: tai nạn giao thông, chấn thương, bạo lực gia đình, mất an ninh trật tự, gia tăng khoảng cách giàu nghèo... Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất: Đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên, phương án 1: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 70% từ năm 2026; 75% từ năm 2027, 80% từ năm 2028, 85% từ năm 2029 và 90% từ năm 2030. Phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 80% từ năm 2026; 85% từ năm 2027, 90% từ năm 2028, 95% từ năm 2029 và 100% từ năm 2030. Đối với mặt hàng rượu dưới 20 độ, phương án 1: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 35% lên 40% từ năm 2026; 45% từ năm 2027, 50% từ năm 2028, 55% từ năm 2029 và 60% từ năm 2030. Phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 35% lên 50% từ năm 2026; 55% từ năm 2027, 60% từ năm 2028, 65% từ năm 2029 và 70% từ năm 2030. Đối với mặt hàng bia, phương án 1: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 70% từ năm 2026; 75% từ năm 2027, 80% từ năm 2028, 85% từ năm 2029 và 90% từ năm 2030. Phương án 2: tăng thuế suất thuế TTĐB từ 65% lên 80% từ năm 2026; 85% từ năm 2027, 90% từ năm 2028, 95% từ năm 2029 và 100% từ năm 2030. Theo Phương án 2 thì giá bán năm 2026 sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2025 và các năm tiếp theo, mỗi năm giá bán sẽ tăng 2 - 3% so với năm trước để đảm bảo giá sản phẩm tăng tương ứng theo mức độ lạm phát và gia tăng thu nhập của các năm tiếp theo. Với Phương án 2 sẽ có tác dụng giảm khả năng chi trả đối với các sản phẩm rượu, bia mạnh hơn, tác động tốt hơn trong việc giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia và giảm các tác hại liên quan do việc lạm dụng rượu, bia gây ra. Nêu quan điểm tại tọa đàm, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội tư vấn Thuế Việt Nam đồng tình với việc tăng thuế TTĐB đối với rượu, bia. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế và có lộ trình chuyển đổi phù hợp. Cùng với đó là phải siết chặt quản lý rượu, bia nhập lậu; rượu nấu tự phát không qua kiểm định chất lượng... ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây thất thu thuế cho ngân sách nhà nước. ÔNG NGUYỄN VĂN VIỆT - CHỦ TỊCH HIỆP HỘI BIA RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM (VBA): Cân nhắc lộ trình để hài hòa lợi ích giữa các bên Thói quen người Việt Nam là hay sử dụng bia, rượu trong các cuộc lễ hội. Thống nhất rượu, bia là độc hại, uống nhiều thì có hại, nhưng uống ít thì lại có lợi cho sức khỏe. Thời gian gần đây, ngộ độc rượu xảy ra liên tục, thậm chí xảy ra chết người, nhưng không có ai đứng ra chịu trách nhiệm, với khoảng 80% rượu trôi nổi, theo thống kê 75% lượng rượu ngoài thị trường bị trốn thuế. Trong những năm gần đây, ngành đồ uống có cồn nộp thuế khá lớn. Những năm 90 ngành bia cứu cánh cho ngân sách; tỉnh nào cũng sản xuất bia. Tuy nhiên, hiện nay thì ngành bia, rượu đang khó khăn do tiêu thụ giảm đáng kể. Tôi đồng tình với việc tăng thuế, tuy nhiên phải phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Ban soạn thảo cần cân nhắc kỹ việc tăng thuế vừa đảm bảo điều tiết nhu cầu, tăng thu ngân sách, những cũng giúp các doanh nghiệp ngành bia rượu tái cơ cấu, trong giai đoạn đang khó khăn. Văn Nam (ghi) ÔNG TRẦN THANH QUYẾT - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH PHÒNG THƯƠNG MẠI Ý TẠI VIỆT NAM: Nhiều nước áp dụng chính sách thuế để hạn chế tiêu thụ Trong khu vực Đông Nam Á, hầu hết các nước như Malaysia, Thái Lan hay Việt Nam áp dụng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt để hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn. Đồng thời, một số quốc gia trong khu vực cũng có những quy định áp dụng các chính sách cân đối nguồn thu thuế để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong đó, một số quốc gia có quy định khá đặc thù, ví như ở Thái Lan, lượng tiêu thụ rượu, bia khá nhiều do du khách đến Thái Lan xấp xỉ 28 triệu khách mỗi năm. Tuy nhiên, Thái Lan vẫn có quy định từ 14h - 17h chiều là các hàng, quán không được bán bia, rượu có cồn. Như vậy, theo đặc thù của một số quốc gia thì sẽ có sự linh động theo thời điểm, như Thái Lan trước ảnh hưởng của tình hình kinh tế sau dịch Covid-19 thì giảm thuế tạm thời trong năm 2024 với đồ uống có cồn. Đức Việt (ghi)
相关推荐
-
Cắt margin 84 mã chứng khoán trên HOSE quý I/2025
-
Đất không giấy tờ có được cấp “sổ đỏ”?
-
Các cựu chiến binh Sư đoàn 308 giữ vững phẩm chất cao đẹp 'Bộ đội Cụ Hồ'
-
2 năm tù vì làm giả giấy tờ để mở tài khoản ngân hàng
-
Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
-
Thủ tướng khen ngợi 4 người dũng cảm cứu nạn nhân vụ cháy ở Trung Kính
- 最近发表
-
- iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- Chủ động, quyết liệt trong phòng, chống tham nhũng
- Bộ trưởng Quốc phòng: Phương tiện chiến tranh nay hiện đại, mai có thể lạc hậu
- Khai giảng lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 14
- Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8
- Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy
- Phó Chủ tịch Thượng viện Belarus, Phó Thủ tướng Malaysia viếng Tổng Bí thư
- Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực trong xây dựng pháp luật
- Người Việt chi gần 20.000 tỉ đồng mua smartphone trong quí 1/2017
- Đà Nẵng có tân Phó Bí thư Thành ủy
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- Trường hợp nào được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa ?
- Cần quy định cởi mở hơn việc báo chí ghi âm ghi hình tại tòa
- Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang trình dự án Luật Phòng, chống mua bán người
- Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Duy Đông làm Phó Bí thư Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc
- Thường vụ Quốc hội đồng ý khởi tố, bắt tạm giam đại biểu Lê Thanh Vân
- Bà Trần Kim Yến làm Chủ nhiệm UB Kiểm tra Thành ủy TPHCM
- Chưa rõ nguyên nhân khiến cáp quang biển quốc tế AAG bị đứt
- Đổi mới tuyên truyền để pháp luật đi vào cuộc sống
- Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài nhận thêm nhiệm vụ mới
- Vì sao Đài Truyền hình Việt Nam chỉ tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của một số đài truyền hình?
- Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
- Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam
- Nhiều hình thức lừa đảo trên mạng, mọi người cân nhắc kỹ trước khi giao dịch
- Đề án 06 giữ vai trò tiên phong thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia
- Người đàn ông bán vé số gục chết bên đường, con gái nhỏ kêu cứu
- Toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư tại Hội nghị Quân ủy Trung ương
- Đôi bạn tàng trữ ma túy lãnh 1 năm 6 tháng tù
- Ông Đỗ Mạnh Tăng được bổ nhiệm làm Chánh án TAND tỉnh Thái Bình
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Top leader chairs Politburo's meeting to discuss important documents
- Việt Nam, ASEAN member states foster military cooperation
- Prime Minister receives SpaceX Senior Vice President
- President Hồ Chí Minh sets bright example for Vietnamese people: Chinese expert
- Việt Nam, China conduct joint patrol in northern Gulf of Tonkin
- Việt Nam’s National Day celebrated in various countries
- PM calls for robust digital transformation based on two pillars
- Việt Nam, Australia expand cooperation on energy, minerals
- President Hồ Chí Minh a great example in struggle against colonialism: Argentine's party leader
- PM extends congratulations to new French counterpart