【tỉ số trận bilbao】Tiếp sức cho thế hệ trẻ bảo tồn cồng chiêng
时间:2025-01-10 10:43:04 出处:Ngoại Hạng Anh阅读(143)
VHO - Ðể âm thanh cồng chiêng và múa xoang mãi vang vọng giữa đại ngàn,ếpsứcchothếhệtrẻbảotồncồngchiêtỉ số trận bilbao các ngành chức năng đang nỗ lực dành mọi nguồn lực đầu tư, tiếp sức thêm cho giới trẻ để bảo tồn tiếng cồng chiêng.
Đó cũng là cách mà tỉnh Bình Định hướng tới nhằm thực hiện hiệu quả thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
Sợi dây kết nối giữa các thế hệ
Em Đinh Thị Linh (dân tộc Ba Na), CLB Cồng chiêng nữ ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh được các bà, các mẹ kể những mẩu chuyện xa xưa liên quan đến cồng chiêng, rồi cũng chính thế hệ đi trước dạy em từng làn điệu đầu tiên của múa xoang.
Với Linh, cồng chiêng là sợi dây kết nối thiêng liêng giữa các thế hệ. “Là thành viên đội múa xoang nhưng em được các bà, các mẹ khuyến khích tập luyện làm quen với cồng chiêng. Theo sự phát triển của xã hội, một số quan niệm cũ cũng dần thay đổi. Một trong số đó là việc “chỉ đàn ông mới được chơi cồng chiêng”. Sự cởi mở, ân cần dìu dắt ấy đã giúp lớp trẻ như em bớt rụt rè và gần gũi với cồng chiêng hơn”, em Đinh Thị Linh bày tỏ.
Với các thanh thiếu niên học tập tại thành phố sẽ có nhiều hình thức giải trí để lựa chọn, sự gắn bó với cồng chiêng bởi vậy ít nhiều bị ảnh hưởng. Em Đinh Văn Trường (dân tộc Ba Na), học sinh Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Bình Định cho hay: “Vì dành nhiều thời gian học tập và rèn luyện, sống xa gia đình nên chúng em ít tiếp xúc với cồng chiêng hơn, sự gắn kết vì thế mà vơi đi ít nhiều. Tuy nhiên, mỗi khi có thời gian rảnh rỗi chúng em vẫn cố gắng thu xếp lịch tập cồng chiêng đều đặn để không quên đi bản sắc riêng vốn có của dân tộc mình”.
Tập chơi cồng chiêng, múa xoang từ bé, anh Mai Văn Ty (dân tộc Chăm H’roi) ở xã Canh Hòa, huyện Vân Canh luôn yêu bầu không khí rộn ràng của lễ hội truyền thống quê mình, tiếng cồng vang rền đã nuôi dưỡng tuổi thơ, dìu dắt anh lớn khôn.
“Tôi rất thích hình ảnh cả làng mặc trang phục truyền thống, thanh niên say sưa biểu diễn những bài cồng chiêng, kết hợp cùng điệu múa xoang uyển chuyển đã trở thành ấn tượng không thể quên. Khi ấy, tôi hòa nhịp, lân la theo người lớn trong làng, ghi nhớ làn điệu, học cách chơi sao cho đúng, cho hay. Giờ trưởng thành, thật hạnh phúc khi tôi đã có thể tự tin biểu diễn cồng chiêng, múa xoang để phục vụ cho cộng đồng nơi đây”, anh Mai Văn Ty tự hào.
Để âm thanh đại ngàn mãi vang vọng
Dù quan tâm đến cồng chiêng, nhưng để thanh thiếu niên dân tộc thiểu số thực sự xem đây là một phần trong đời sống hiện tại, từ đó thêm trân trọng, không để mai một vẫn cần sự đầu tư, chung tay hỗ trợ từ các ngành, địa phương liên quan.
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT Bình Định, là nơi tập trung nhiều thanh thiếu niên đến từ các huyện miền núi, việc tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, giữ nếp chơi cồng chiêng được chú trọng.
Hiện tại, đội cồng chiêng và múa xoang của trường có khoảng 150 thành viên, chia thành các nhóm tương ứng với từng cách chơi của người Ba Na, H’re, Chăm H’roi để tập luyện hằng tuần. Nhờ sự quan tâm của phụ huynh lẫn giáo viên, đội được các nghệ nhân truyền dạy. Hiện nay, các học sinh đã thành thạo có thể hướng dẫn các em khối nhỏ hơn cùng luyện tập.
Ông Sô Lan Tài, Trưởng phòng Dân tộc huyện Vân Canh chia sẻ: “Để tiếng cồng chiêng trở thành nhạc cụ truyền thống đặc sắc trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thế hệ trẻ thì các ngành cần xây dựng nhà bảo tồn truyền thống, đi đôi đẩy mạnh sưu tầm, vận động đồng bào thu gom các hiện vật văn hóa vật thể, phi vật thể. Có như vậy, mới có thể trình bày, giới thiệu cho người dân tự hào, gắn bó, yêu quý hơn về nền văn hóa truyền thống của dân tộc mình”.
Mới đây, tại thành phố biển Quy Nhơn, Tỉnh Đoàn Bình Định tổ chức Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số năm 2024. Anh Lý Anh Việt, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Bình Định chia sẻ: “Liên hoan Văn hóa cồng chiêng trong đoàn viên, thanh niên vùng đồng bào các dân tộc thiểu số là dịp để giới thiệu quảng bá những nét đẹp văn hóa cồng chiêng đến đông đảo các bạn đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân. Đồng thời, phát huy vai trò của tuổi trẻ trong lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng, bản sắc văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số”.
Cũng theo anh Lý Anh Việt, cùng với tổ chức các chương trình cấp tỉnh, Tỉnh đoàn chỉ đạo các cơ sở đoàn chú trọng duy trì, thành lập các CLB cồng chiêng và các hoạt động giao lưu văn nghệ đậm bản sắc văn hóa truyền thống. Tới đây, tại xã Canh Hiệp (huyện Vân Canh), CLB Cồng chiêng thanh niên làng Suối Đá sẽ được thành lập, góp phần đưa nhịp điệu cồng chiêng trở nên gần gũi hơn với giới trẻ.
上一篇: Đi xe máy không mang bảo hiểm bắt buộc bị phạt đến 300 nghìn đồng
下一篇: Cụ bà suýt mất 900 triệu đồng khi nhận ‘lệnh bắt giam’ qua Zalo
猜你喜欢
- Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- Bắt khẩn cấp người phụ nữ bắt cóc trẻ, bị hàng trăm dân vây
- Bắt quả tang phóng viên VOV cưỡng đoạt tài sản
- Cha thú tính hiếp dâm con gái ruột nhiều lần
- 37 triệu người dùng sẽ không thể truy cập Internet từ 1/1/2016
- Toàn cảnh triệt phá 'tập đoàn' ma túy lớn nhất nước
- “Chạy trường” cho con, hai bà mẹ thành tội phạm
- Lái siêu xe Lamborghini không có giấy phép, tài xế bị phạt tới 40 triệu đồng
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn