Xuất khẩu thủy sản lần đầu tiên vượt mốc 10 tỷ USD Xuất khẩu tôm sang thị trường Hàn Quốc tăng 33% |
TheángxuấtkhẩutômsangthịtrườngTrungQuốctăvong 38 ngoai hang anho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 11/2022, xuất khẩu tôm Việt Nam giảm 18%, mức giảm mạnh nhất kể từ đầu năm. Đây cũng là tháng ghi nhận doanh số xuất khẩu thấp nhất kể từ tháng 3/2022.
Tháng 11/2022, xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc tăng 88% |
Trong tháng 11, xuất khẩu tôm sang các thị trường chính đồng loạt giảm, trong đó, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đạt 41 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ. Lũy kế 11 tháng của năm 2022, xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 773 triệu USD, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ giảm là do tồn kho còn nhiều. Doanh số bán lẻ và dịch vụ thực phẩm đều chậm, các hãng bán lẻ đôi khi còn yêu cầu hoãn giao hàng. Mặc dù tồn kho cao, nhưng giá tôm tại Hoa Kỳ không giảm do các nhà bán buôn chưa muốn bán ra vì chưa được giá.
Tương tự thị trường Hoa Kỳ, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường EU đạt 37 triệu USD trong tháng 11/2022, giảm 44% so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đồng loạt giảm 2 con số. Lũy kế 11 tháng, xuất khẩu sang thị trường EU đạt 655 triệu USD, tăng 19%.
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU bắt đầu giảm từ tháng 10 năm nay. Lạm phát tại đây cao kỷ lục, khủng hoảng giá năng lượng, biến động tỷ giá ảnh hưởng tới chi phí lưu kho và tổ chức tiêu thụ.
Tháng 11/2022, trong khi xuất khẩu tôm sang hầu hết các thị trường chính đều giảm, thì xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 68 triệu USD, tăng 88%. Lũy kế 11 tháng, giá trị xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt gần 616 triệu USD, tăng 63% so với cùng kỳ năm 2021.
Theo VASEP, từ đầu tháng 12, chính quyền Trung Quốc đã có những động thái nới lỏng chính sách ‘Zero-Covid’. Trong đó, Trung Quốc đang hủy bỏ quy trình xét nghiệm đối với thủy sản nhập khẩu, giúp rút ngắn thời gian chờ thông quan và chi phí nhập khẩu cho các nhà nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này được kỳ vọng làm tăng nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc dự kiến vẫn tăng trong tháng cuối cùng của năm nay.
Nửa đầu năm nay, nhờ giá xuất khẩu tốt, nhu cầu cao, đơn hàng gối từ cuối năm 2021, nên xuất khẩu tôm tăng khá. Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do lạm phát toàn cầu tăng cao kỷ lục, xung đột Nga – Ukraine, biến động tiền tệ, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu hạn chế, nguồn vốn để quay vòng sản xuất hạn hẹp trong khi phải đối mặt với cạnh tranh mạnh mẽ từ các nguồn cung đối thủ.
Tuy vậy, tính tới tháng 11/2022, xuất khẩu tôm của Việt Nam đã vượt kim ngạch xuất khẩu tôm của cả năm 2021, đạt hơn 4 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021. VASEP dự báo, cả năm 2022, xuất khẩu tôm đạt khoảng 4,3 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2021.