游客发表

【lịch giải pháp】Những “đóa hoa” ngát hương

发帖时间:2025-01-12 01:53:45

Là phụ nữ chân yếu tay mềm lại tất bật với cuộc mưu sinh,ữngđahoangthươlịch giải pháp nhưng khi tham gia vào tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN), nhiều chị em đã thể hiện bản lĩnh của mình trong việc góp phần nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức hội và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Chị Trần Phương Nhìn là một trong những tấm gương phụ nữ trẻ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Chi hội trưởng người dân tộc vượt khó

Sinh ra trên vùng đất Xà Phiên (huyện Long Mỹ) nghèo khó, lớn lên, chị Thị Phượng, ở ấp 5, cũng lấy chồng. Mặc dù bên chồng khá giả, có đất đai, nhưng cha mẹ chồng đông con nên khi ra riêng chỉ cho vợ chồng chị 1,5 công đất. Với đôi vợ chồng trẻ, 1,5 công đất nếu chăm chỉ làm lụng thì cũng đủ trang trải được cái ăn hàng ngày. Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, cuộc sống gia đình bắt đầu gặp nhiều vất vả. Chị Phượng nhớ lại: “Thời điểm đó, mỗi ngày cả nhà chỉ ăn một bữa cơm thôi, còn lại xin “khoai heo” (loại khoai củ nhỏ không bán được để dành nấu cho heo ăn - PV) của người bà con để nấu ăn cho đỡ tốn. Làm xong việc đồng áng ở nhà thì vợ chồng đi làm thuê, ai mướn gì cũng làm. Nhiều người trong xóm thấy làm lụng mà hà tiện quá họ cũng nói ra, nói vào. Vợ chồng tôi bỏ ngoài tai hết, cố gắng tích cóp, dành dụm để sau này lo cho con ăn học”.

Cuộc sống gia đình chị Phượng cứ thế vật vã trong khó khăn hơn chục năm trời. Năm 2006, được sự vận động của địa phương, chị tham gia vào chi hội phụ nữ ấp với vai trò là thành viên một tổ tiết kiệm hùn vốn xoay vòng. Từ đồng vốn mượn được của tổ, chị bắt đầu chăn nuôi heo, gà, vịt để kiếm thêm thu nhập; mua thêm 2,5 công đất để trồng rau màu. Nhờ chịu khó chăm sóc, các mô hình chăn nuôi, trồng trọt của chị đều cho kết quả cao. Thấy kinh tế có phần ổn định, cuối năm 2007, vợ chồng chị bàn nhau cất nhà. Căn nhà tường được cất khang trang với tổng trị giá 8 cây vàng, lúc đó, ai nhìn vào cũng nghĩ gia đình chị… trúng số.

Mặc dù thời điểm đó cuộc sống đã ổn định hơn, nhưng vợ chồng chị Phượng vẫn tiếp tục phấn đấu không ngơi nghỉ. Ngoài thời gian làm ngoài đồng, chồng chị còn đi bốc vác, chị thì chăm sóc nhà cửa, chăn nuôi. Năm 2010, nhờ năng nổ trong các phong trào nên chị được bầu làm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp 5 cho đến nay. Từ ngày nhận nhiệm vụ mới, chị Phượng càng hăng hái trong công tác và tiếp tục vượt khó, phát triển kinh tế gia đình để luôn là tấm gương sáng cho chị em hội viên noi theo. Nhờ nỗ lực tuyên truyền, động viên của chị, nhiều phong trào, cuộc vận động của hội được chị em phụ nữ ở ấp tham gia tích cực. Số lượng hội viên vì thế cũng nâng lên đáng kể.

Chị Nguyễn Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội LHPN xã Xà Phiên, cho biết: “Chị Phượng là một trong những chi hội trưởng chi hội phụ nữ ấp vượt khó vươn lên tiêu biểu của xã. Mặc dù công việc gia đình còn nhiều bận rộn, nhưng chị vẫn cố gắng sắp xếp tham gia tốt công tác hội. Mới đây, gia đình chị còn mướn thêm gần 3 công đất nữa để trồng trọt phát triển kinh tế gia đình”.

Chi hội trưởng phụ nữ trẻ năng động

Nhận nhiệm vụ Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ ấp từ năm 20 tuổi, sau 10 năm, chị Trần Phương Nhìn, ở ấp 5, xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, đã gặt hái được nhiều thành công trong công tác.

Là một trong những chi hội trưởng trẻ tuổi, chị Nhìn luôn phát huy tinh thần, trách nhiệm của người cán bộ trong vận động quần chúng, không ngại khó, ngại khổ, tích cực đổi mới nội dung, hình thức hoạt động để tập hợp, thu hút hội viên. Bằng cách tuyên truyền đa dạng, sáng tạo, các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các phong trào do hội và địa phương phát động đều được chị truyền đạt đến hội viên một cách sâu sát. Bà Nguyễn Thị Rết, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Vị Thủy, cho biết: “Phương Nhìn là một trong những tấm gương phụ nữ trẻ năng động, chịu khó, biết cách sắp xếp hài hòa giữa việc nhà và việc công. Hầu hết các nhiệm vụ được hội giao phó, Phương Nhìn đều thực hiện đạt kết quả tốt”.

Không chỉ năng động trong công tác, chị Nhìn còn là một phụ nữ đảm đang, khéo vun vén cuộc sống gia đình. Bằng chứng của sự chịu thương, chịu khó ấy chính là chị đã cùng chồng xây dựng được nền tảng kinh tế vững chắc. Từ 2 công đất được cha mẹ chồng cho lúc mới ra riêng, đến nay, vợ chồng chị đã sang thêm được 2 công đất và mướn thêm 7 công để canh tác. Thu nhập hiện tại của gia đình bình quân khoảng 150 triệu đồng/năm.

Chị Nhìn cho biết: “Được cha mẹ cho 2 công đất, vợ chồng tôi trồng lúa, rồi tận dụng đất xung quanh nhà để trồng trầu, ban đầu trồng được 200 nọc, đến giờ được 800 nọc. Khi sang thêm được 2 công đất, lúc đó thấy mô hình trồng rau đạt hiệu quả nên tôi bàn với chồng lên liếp 1 công để trồng rau. Đến nay, ngoài nguồn thu nhập từ 9 công đất lúa, cả hai mô hình trồng trầu và rau đều cho thu nhập ổn định khoảng 8 triệu đồng/tháng”.

Với nhiều thành tích đạt được, năm 2011, chị Nhìn được xem xét kết nạp vào Đảng. Đây được xem là bước ngoặt mới giúp chị Nhìn ra sức phát huy vai trò của mình trong công tác ở địa phương. Chị Nhìn chia sẻ thêm: “Bản thân mình phải có tâm huyết, yêu mến chị em thì mới gắn bó lâu dài với công tác hội. Ngoài ra, cũng nhờ sự hỗ trợ, chia sẻ của ông xã trong công việc gia đình mà tôi mới có thể hoàn thành nhiệm vụ”.

Điểm qua 2 trong số hàng trăm tấm gương điển hình phụ nữ vượt khó chưa thể lột tả hết được tinh thần cầu tiến, năng động, chịu thương, chịu khó của phụ nữ tỉnh nhà. Mỗi chị là một bông hoa nhiều hương sắc góp vào vườn hoa đẹp. Họ không những là tấm gương “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, mà còn xứng đáng với đức tính vẻ vang của phụ nữ Việt Nam “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”.

Bài, ảnh: NHƯ NGUYỆT

    热门排行

    友情链接