【lich bđ anh】Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhận thêm nhiệm vụ mới
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng,óThủtướngTrầnHồngHànhậnthêmnhiệmvụmớlich bđ anh thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Ban Chỉ đạo là tổ chức phối hợp liên ngành giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến việc xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quốc gia thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia (không bao gồm các dự án đường sắt đô thị).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hàđược giao nhiệm vụ Trưởng ban Chỉ đạo. Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.
Các Phó Trưởng ban gồm: Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Ủy viên Ban Chỉ đạo là đại diện lãnh đạo các bộ, cơ quan có liên quan.
Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, cơ quan liên quan thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Ban Chỉ đạo có thể đề xuất với Thủ tướng phương hướng, giải pháp, cơ chế, chính sách tháo gỡ vướng mắc, huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ, tổ chức thực hiện thành công Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Một nhiệm vụ khác của Ban Chỉ đạo là giúp người đứng đầu Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa, phối hợp giữa bộ ngành trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
Với bộ, ngành liên quan, Thủ tướng yêu cầu kịp thời báo cáo khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền và đề xuất giải pháp để trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết bất cập, phát sinh liên quan đến việc thực hiện chủ trương xây dựng dự án.
Bộ GTVT đánh giá dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn. Đây là dự án chưa có tiền lệ, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam nên cần lựa chọn phương thức và nguồn vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật mô hình khai thác hợp lý.
Hồi đầu năm, Bộ Chính trị cũng ban hành kết luận về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được xác định là trục "xương sống", khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có, kết nối với các tuyến đường sắt đô thị, các trung tâm kinh tế lớn, đầu mối vận tải trong nước (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc tế) và liên vận quốc tế.
Theo báo cáo tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.