您的当前位置:首页 > World Cup > 【tỷ số cadiz】Không có chuyện ‘ăn chặn’ tiền của người lao động tại UAE 正文

【tỷ số cadiz】Không có chuyện ‘ăn chặn’ tiền của người lao động tại UAE

时间:2025-01-10 21:48:44 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương, Chương trình vệ sĩ UAE được thự tỷ số cadiz

Theôngcóchuyệnănchặntiềncủangườilaođộngtạtỷ số cadizo Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước Phạm Viết Hương, Chương trình vệ sĩ UAE được thực hiện từ năm 2009 thông qua Bản ghi nhớ ký giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tập đoàn IGG của UAE có thời hạn 3 năm và được ký gia hạn vào tháng 8/2012. Đến nay đã có 5.000 lao động (đa phần là bộ đội xuất ngũ) được đưa sang làm vệ sĩ tại UAE với công việc ổn định và thu nhập 600 USD/tháng.

Cuối năm 2014, khi có thông tin phía UAE sẽ dừng tiếp nhận vệ sĩ Việt Nam, Bộ LĐTB&XH đã báo cáo và kiến nghị Lãnh đạo Chính phủ có các biện pháp vận động để phía UAE tiếp tục Chương trình. Sau đó, ngày 3/10/2014 Thủ tướng Chính phủ đã gửi thư cho Thái tử kiêm Phó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang UAE; ngày 16/12/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng gặp Phó Thủ tướng UAE trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên, đến nay lãnh đạo cấp cao của UAE vẫn chưa có ý kiến chính thức.

Do Chương trình sẽ kết thúc vào tháng 8/2015 và chưa có kế hoạch gia hạn nên vừa qua Công ty sử dụng lao động phía UAE (Công ty EGSS) đã bắt đầu làm thủ tục về nước cho toàn bộ lao động vệ sĩ, trong đó có 1.286 lao động chưa kết thúc hợp đồng 3 năm tính đến tháng 8/2015 (82 lao động làm việc dưới 1,5 năm; 391 lao động làm việc từ 1,5 năm đến dưới 2 năm và 813 lao động làm việc từ 2 năm đến dưới 3 năm).

Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động, đặc biệt là số lao động phải về nước trước hạn, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã làm việc với đại diện của IGG tại Hà Nội về các chế độ liên quan đối với người lao động theo hợp đồng lao động và pháp luật lao động của UAE.

Cụ thể, tất cả lao động sẽ được hoàn lại tiền vé máy bay từ Việt Nam sang UAE, chi phí đào tạo trước khi xuất cảnh và tiền thưởng 500 USD. Đối với những lao động chưa đủ 3 năm hợp đồng, Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị phía IGG xem xét bồi thường tiền chấm dứt hợp đồng trước hạn cho người lao động theo Luật Lao động UAE. Phía IGG trả lời sẽ nghiên cứu và trả lời cho phía Việt Nam. Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đôn đốc Công ty IGG trả lời phương án hỗ trợ lao động về nước trước hạn nêu trên nhưng do đang trong thời gian nghỉ tháng lễ Ramadan tại UAE nên phía IGG vẫn chưa có ý kiến trả lời chính thức.

Ngoài ra, Cục đã chỉ đạo các doanh nghiệp chuẩn bị và báo cáo phương án thanh lý hợp đồng cho người lao động.

Trước thông tin người lao động bị “ăn chặn”, Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng thông tin chính thức, nguyên nhân là do một số lao động tại Nhóm 2 ở Abu Dhabi chưa hiểu rõ điều kiện hợp đồng và bị các đối tượng xấu kích động, phao tin cán bộ phiên dịch “ăn chặn” tiền kết thúc hợp đồng đã gây rối, đánh cán bộ phiên dịch ngày 27/6/2015.

Cục Quản lý lao động ngoài nước khẳng định, không có chuyện bất cứ tổ chức, cá nhân nào ăn chặn tiền của người lao động tại UAE, bởi lẽ toàn bộ tiền lương hay thưởng đều do EGSS chuyển trực tiếp vào tài khoản của người lao động. Phía Công ty môi giới xuất khẩu không được tham gia bất cứ quy trình tiền lương, thưởng nào của người lao động. Các phiên dịch viên làm việc tại EGSS là do Công ty này trực tiếp tuyển chọn. Trước khi người lao động sang UAE làm việc đã được học, tập huấn rất kỹ về các điều khoản của hợp đồng, do vậy không thể nói là khi bị EGSS đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người lao động mới biết vì việc này đã thể hiện rất rõ trong hợp đồng.

Điều 9 về thời hạn và chấm dứt hợp đồng ghi rõ: “Hợp đồng của lao động với EGSS có thời hạn là 3 năm và có hiệu lực cho đến khi một bên gửi văn bản yêu cầu chấm dứt hợp đồng trước một tháng cho bên kia”. Trước khi chấm dứt hợp đồng, phía EGSS đã gửi văn bản trước một tháng cho người lao động. Như vậy về mặt pháp lý, EGSS hoàn toàn tuân thủ theo quy định của HĐLĐ đã được ký kết.

Sau khi sự việc xảy ra, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Ban Quản lý lao động, Đại sứ quán Việt Nam tại UAE có biện pháp xử lý kịp thời để ổn định tình hình và thông tin đầy đủ cho người lao động về điều kiện và các chế độ kết thúc hợp đồng cũng như phương thức chi trả trực tiếp cho người lao động./.

Theo chinhphu.vn