【kq bd liga】6 tháng đầu năm, ngành Hải quan tích cực hỗ trợ khơi thông xuất nhập khẩu
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Q.Hùng |
Đẩy mạnh cải cách trong bối cảnh dịch Covid-19
Thông qua trình chiếu video clip tóm tắt báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, phương hướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, cho thấy quyết tâm của Tổng cục Hải quan với mục tiêu vừa đảm bảo triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch Covid-19, vừa tích cực hỗ trợ khơi thông hoạt động xuất nhập khẩu.
Có thể thấy, trước những tác động từ dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan đã chủ động xây dựng các phương án, kế hoạch dự phòng, ứng phó với diễn biễn phức tạp của dịch bệnh theo từng cấp độ đảm bảo nguyên tắc: Phòng chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả đồng thời hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa, phương tiện xuất nhập cảnh, hành lý của khách nhập cảnh đảm bảo công tác quản lý Hải quan.
Trong công tác xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, 6 tháng đầu năm 2020, Tổng cục Hải quan đã chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện các dự thảo văn bản. Một số văn bản pháp luật đáng chú ý được ban hành trong giai đoạn này như: Nghị định số 46/2020/NĐ-CP Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh thông qua Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN; Nghị định số 64/2020/NĐ-CP về hướng dẫn việc thực hiện cơ chế tạm quản theo Công ước Istanbul; Nghị định số 67/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh cửa hàng miễn thuế, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; Quyết định số 431/QĐ-TTg ngày 27/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án quản lý hoạt động thương mại điện tử.
Tổng cục Hải quan cũng trình Bộ Tài chính ban hành 4 thông tư, trong đó Thông tư số 47/2020/TT-BTC ngày 27/5/2020 đã kịp thời tháo gỡ vướng mắc, tại thuận lợi cho doanh nghiệp về nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ và hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu áp dụng trong giai đoạn dịch viêm đường hô hấp cấp gây ra bởi virus Corona (Covid 19).
Công tác cải cách, hiện đại hoá hải quan tiếp tục được chú trọng với những hoạt động quan trọng như: Đẩy mạnh đối thoại giữa cơ quan Hải quan và DN, tổ chức đánh giá mức độ hài lòng của DN khi thông quan; đánh giá về một cửa quốc gia, đo thời gian thông quan; cải cách nguồn nhân lực; đầu tư các trang thiết bị hiện đại trong công tác kiểm tra giám sát hải quan... Đến ngày 30/6, Tổng cục đã mua sắm và đưa vào sử dụng 3 tàu HQ85, 03 tàu HQ200; 1 ca nô cao tốc; 1 phòng quan sát camera; 10 máy phát hiện ma túy; 4 máy soi hành lý hàng hóa; 3 hệ thống camera giám sát. Việc mua sắm, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại đã góp phần giúp các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo ngày càng minh bạch, hiệu quả và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.
Công tác kiểm tra sau thông quan, trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh Covid-19, thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg và Chỉ thị 02/CT-BTC, Tổng cục Hải quan đã tạm dừng kiểm tra sau thông quan để tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng để kịp thời ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật. Trong thời gian đó, Tổng cục Hải quan đẩy mạnh công tác thu thập, phân tích thông tin chuyên đề chuẩn bị kỹ kế hoạch KTSTQ khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, đặc biệt là chuyên đề KTSTQ phòng chống gian lận xuất xứ hàng Việt Nam xuất khẩu đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận. |
Việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN đã được Tổng cục Hải quan cùng các bộ, ngành thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ. Tính đến ngày 30/6, đã có 13 bộ, ngành tham gia kết nối, với 198 thủ tục, gần 3,2 triệu bộ hồ sơ và trên 39,5 nghìn doanh nghiệp tham gia. Về cơ chế một cửa ASEAN, tổng số C/O Việt Nam nhận từ các nước ASEAN là 234.953 C/O, tổng số C/O Việt Nam gửi sang các nước là 424.270 C/O. Việt Nam đã triển khai kết nối với đối tác ngoài ASEAN trao đổi thông điệp thử nghiệm tờ khai hải quan xuất khẩu; đàm phán để trao đổi chứng nhận xuất xứ với Liên minh kinh tế Á - Âu; chứng nhận xuất xứ điện tử với Hàn Quốc; chứng nhận kiểm dịch điện tử với Niu-di-lân. Tổng cục Hải quan đang tích cực hoàn thiện Đề án “Đổi mới mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu” nhằm cắt giảm chi phí, thời gian và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin và cung cấp dịch vụ công trực tuyến tiếp tục được đẩy mạnh. Tổng cục Hải quan đã tập trung xây dựng tái thiết kế tổng thể hệ thống CNTT ngành Hải quan; cung cấp gần 90% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; số thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt tỷ lệ trên 97,3% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan.
Trong công tác thu ngân sách nhà nước, ngay từ đầu năm Tổng cục Hải quan đã ban hành Chỉ thị số 1040/CT-TCHQ ngày 21/02/2020 thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tạo thuận lợi thương mại, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, chống thất thu trong triển khai nhiệm vụ thu NSNN năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh Covid 19, số thu của các cục hải quan tỉnh, thành phố hầu hết đều bị ảnh hưởng. Kết quả, tính đến ngày 30/6, toàn Ngành thu ngân sách đạt 149.015 tỷ đồng, bằng 44,08% dự toán, bằng 41,98% chỉ tiêu phấn đấu, giảm 15,53% so với cùng kỳ năm 2019.
Chống buôn lậu hiệu quả
Trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại được tập trung đẩy mạnh trong giai đoạn dịch Covid-19, với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, qua đó toàn Ngành đã góp phần làm trong sạch môi trường kinh doanh, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Tính từ ngày 16/12/2019 đến ngày 15/6/2020, toàn Ngành phát hiện, bắt giữ 8.681 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 1.685 tỷ đồng (trong đó, 128 vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, 108 vụ ma túy, 12 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ và hàng giả, 8.433 vụ vi phạm hành chính); thu ngân sách nhà nước đạt hơn 304 tỷ đồng; khởi tố 18 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác đề nghị khởi tố 56 vụ.
Bên cạnh các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, trong 6 tháng đầu năm 2016, Tổng cục Hải quan cũng chú trọng và thực hiện tốt công tác xây dựng lực lượng; công tác thanh, kiểm tra; công tác hợp tác quốc tế...
Trên cơ sở kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2020, tại hội nghị sơ kết này để lãnh đạo Bộ Tài chính, lãnh đạo Tổng cục Hải quan trực tiếp lắng nghe ý kiến của các đơn vị vụ, cục thuộc Tổng cục Hải quan và hải quan các tỉnh, thành phố trao đổi, thảo luận về những kết quả đã đạt được trong 6 tháng đầu năm, đồng thời nêu lên những vướng mắc, khó khăn và đề xuất những giải pháp để thực hiện nhiệm vụ trong những tháng tiếp theo của năm 2020.
Tại Hội nghị sơ kết này, các ý kiến tham luận của lãnh đạo một số đơn vị Vụ, Cục thuộc Tổng cục Hải quan và một số hải quan tỉnh, thành phố sẽ tập trung vào đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác giám sát hải quan, thu NSNN, chống buôn lậu và gian lận thương mại và đưa ra một số giải pháp để ngành Hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo số liệu thống kê sơ bộ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2020 đạt 240,12 tỷ USD, giảm nhẹ 1,4% (tương ứng giảm 3,29 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 122,79 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% (tương ứng tăng 226 triệu USD) và trị giá nhập khẩu là 117,33 tỷ USD, giảm 2,9% (tương ứng giảm 3,52 tỷ USD). Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 6 tháng/2020 thặng dư tới 5,46 tỷ USD; trong khi con số cùng kỳ năm trước là 1,72 tỷ USD. |
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/309d799470.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。