Kể từ tháng 6/2023,áiĐấtđangtrongthờikỳnóngkỷlụquả bóng đá cúp c1 kỷ lục về mức nhiệt cao liên tục bị phá vỡ và tháng 3/2024 không phải là ngoại lệ. AFP ngày 9/4 dẫn số liệu của Dịch vụ biến đổi khí hậu Copernicus (C3S), cơ quan theo dõi thời tiết của Liên minh Châu Âu (EU), cho thấy nhiệt độ toàn cầu trong tháng 3 vừa qua được ghi nhận nóng hơn 1,68 độ C so với mức nhiệt trung bình trong tháng 3 từ năm 1850-1900, thời kỳ tiền công nghiệp.
Nhiều phần rộng lớn trên Trái Đất từ Châu Phi cho đến Greenland, Nam Mỹ và châu Nam cực trong tháng 3 có nhiệt độ cao hơn mức trung bình thời kỳ tiền công nghiệp. Đó cũng là tháng thứ 10 liên tiếp có mức nhiệt phá vỡ kỷ lục và là đỉnh điểm của một năm nóng nhất lịch sử, cao hơn mức tiền công nghiệp 1,58 độ C.
Phó giám đốc C3S Samantha Burgess nhận xét đây là xu hướng đáng báo động và cảnh báo thế giới đang ở cực gần với việc vượt qua ngưỡng giới hạn mà các nhà lãnh đạo thế giới đạt được vào năm 2015 tại Paris (Pháp).
Theo bà Burgess, tình hình nhiệt độ biển cũng gây sốc không kém khi mức nhiệt kỷ lục đo được trên bề mặt các đại dương trong tháng 2 tiếp tục bị phá vỡ trong tháng 3. Điều này là cực kỳ bất thường.
Dữ liệu của C3S bắt đầu được tổng hợp từ năm 1940 nhưng những nguồn thông tin khác về khí hậu như từ lõi băng, vòng gỗ trên thân cây và san hô giúp các nhà khoa học có được thêm thông tin từ xa hơn trong quá khứ. "Chúng tôi biết rằng giai đoạn mà chúng ta đang sống có thể là ấm nhất trong ít nhất 100.000 năm qua", bà Burgess nói.