【trận đá hôm nay】Đừng lạm dụng tự truyện

时间:2025-01-25 18:51:16 来源:88Point

Mấy năm gần đây,Đừnglạmdụngtựtruyệtrận đá hôm nay nghệ sĩ viết tự truyện nhiều hơn và ngày càng chạy theo thị hiếu của khán giả hơn là đọng lại bằng cái tâm thật sự qua mỗi trang viết. Trong những tự truyện được ra mắt, độc giả thấy sự khoe khoang, lạm dụng hơn là mang đến những cái nhìn mới mẻ, đồng cảm...

Một số tự truyện của các nghệ sĩ trẻ vừa ra mắt.

Tự truyện gần giống hồi ký, nhưng phạm vi hẹp hơn, cùng thuộc dòng văn học tự sự, lấy một đối tượng làm trung tâm. Tuy nhiên, đối tượng đó như thế nào, có sức ảnh hưởng ra sao với xã hội lại là một câu chuyện cần bàn. Trước đây, chỉ có những tác giả có sức ảnh hưởng lớn mới chọn thể loại hồi ký để viết: Nguyễn Hiến Lê, Đào Duy Anh, Lưu Trọng Lư, Vũ Bằng, Hồ Hữu Tường… Bên cạnh những thông tin từ con chữ, họ còn truyền cảm hứng cho người đọc bằng ý chí, sự phấn đấu vươn lên của chính họ gắn với từng giai đoạn lịch sử… Họ cũng ngại chọn thể loại tự truyện để thể hiện, mà qua những trang viết của họ, độc giả còn đọc được cả một giai đoạn lịch sử. Những tác phẩm đó đều là các tác phẩm văn học thật sự, tiếp tục khẳng định giá trị của bằng cái tâm, cái tài của người cầm bút.

Đó là chuyện hơi cũ nhắc lại để nói cái mới. Có thể thấy, hơn 10 năm trở lại đây, nhiều nghệ sĩ chọn cách viết tự truyện để giải bày cho người đọc về cuộc đời của mình. Cũng có thể, khi đặt bút viết, họ chỉ nghĩ đơn giản là viết cho chính mình. Đó là những quyển tự truyện của các diễn viên, nghệ sĩ: Lê Vân, Thành Lộc, Kim Cương… Chỉ cần đọc tên của họ thôi cũng đủ để người đọc tin tưởng rằng các nghệ sĩ có đủ trải nghiệm, bản lĩnh và cả tài năng. Giờ, là dịp để họ hệ thống lại, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời nghệ sĩ, làm họ gần với khán giả của mình hơn…

Thế nhưng càng về sau, đặc biệt là hai năm trở lại đây, sự xuất hiện của những quyển tự truyện của nghệ trẻ, có người vào nghề 10 năm, có người chỉ 5 năm, thậm chí ít hơn, có tuổi nhưng chưa có tên cũng viết tự truyện. Từ chuyện làm ca sĩ, đến việc chuyển giới, đứng lên sau scandal…, như: Lâm Chí Khanh (Lâm Khánh Chi), Sơn Tùng M-TP, Hoàng Thùy Linh, Đức Phúc… Cả tuổi đời và tuổi nghề quá ngắn, sự đóng góp của họ ở lĩnh vực nghệ thuật chưa nhiều. Khán giả của họ chỉ tập trung một bộ phận các bạn trẻ, làm cho những trang viết của họ ít đọng lại, dù rằng người chấp bút cho họ là những nhà văn, nhà báo... Từ đó, người đọc cảm nhận được họ viết ngoài mục đích chia sẻ câu chuyện về mình, về đời, mà còn có mục đích khác, làm cho không ít độc giả ngán ngẩm.

Không phải không có những cuốn tự truyện ra đời làm tổn thương người khác, dù nghệ sĩ nhắc lại những khúc quanh trong cuộc đời mình một cách vô tình. Đôi khi chính họ cũng không ngờ sức ảnh hưởng của trang viết ấy đối với độc giả, những người luôn “khát” những thông tin đời tư nghệ sĩ, lại mang đến cho họ khá nhiều phiền toái, dù rằng qua đó, họ cũng giải tỏa cho chính mình, mang đến một bức tranh về đời sống và sự tôi rèn của nghệ sĩ để có được những thành công rực rỡ. Dù vô tình hay có nhiều ẩn ý thì cũng làm xáo trộn cuộc sống riêng tư của những người liên quan.

Công bằng mà nói, cũng không phải không có những tự truyện làm dậy sóng dư luận, nhận nhiều lời khen, chê trái nhiều. Thế nhưng, lý do khiến những quyển tự truyện luôn nhận nhiều sự quan tâm của độc giả do họ muốn biết về đời tư nghệ sĩ, bởi thường họ chỉ biết họ qua vẻ hào nhoáng trên sân khấu. Thế nhưng, nếu như ai cũng viết tự truyện, nhất là các nghệ sĩ trẻ thì chắc rằng những người có cuộc đời thật sự đáng để viết, đáng để truyền cảm hứng sẽ ngán ngại, làm cho độc giả đã ít đọc được những quyển tự truyện hay, lại càng ít hơn. Điều quan trọng hơn, sự lạm dụng tự truyện để quảng bá bản thân, nếu có, sẽ làm mất đi vẻ đẹp của một thể loại văn học vốn rất kén người viết này.

THẢO HƯƠNG

推荐内容