Thưa vắng DN
Một ngày giữa tuần đầu năm mới 2016,ựchiệnkiểmtrachuyênngànhmộtcửaDoanhnghiệpcòndèdặsanfrecce – tokyo trong không khí nhộn nhịp ra quân đầu năm và chuẩn bị hàng hóa cho dịp tết Bính Thân của cộng đồng DN, chúng tôi trở lại địa điểm kiểm tra chuyên ngành “một cửa” đầu tiên ở cửa khẩu được đặt tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực III (khai trương ngày 1-12-2015). Khác với vẻ nhộn nhịp của các DN đi làm thủ tục XNK, việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành tại văn phòng của Trung tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn đo lường chất lượng 1 (QUATEST 1) vẫn thưa vắng. Có mặt tại đây khoảng 15 giờ ngày 13-1, nhưng trong văn phòng của QUATEST 1 chỉ có 2 nhân viên và 4 chiếc ghế phục vụ khách hàng “trống vắng”. Bên cạnh đó, văn phòng của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia không hiểu vì lý do gì mà vẫn “cửa đóng, then cài”! Nhìn qua lớp cửa kính mờ, bên trong phòng làm việc không thấy một bóng người.
Một nhân viên của QUATEST 1 cho biết: Đến 15 giờ ngày 13-1, tại đây mới tiếp nhận được 2 phiếu đăng ký làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Ngày 12-1 trước đó cũng chỉ có 2 phiếu…
Điều này cũng phù hợp với thống kê của Hải quan Hải Phòng về kết quả sau 1 tháng thực hiện địa điểm kiểm tra chuyên ngành “một cửa”. Tính hết tháng 12-2015, trên địa bàn có 76 tờ khai liên quan đến kiểm tra chất lượng của QUATEST 1 thì có 54 tờ khai được đăng ký tại Hà Nội chỉ 22 tờ khai đăng ký tại Hải Phòng, tương đương gần 29%. Đối với Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia con số này còn ít hơn nhiều. Trong số 209 tờ khai liên quan kiểm tra chuyên ngành của đơn vị này có tới 192 tờ khai đăng ký ở Hà Nội, chỉ 17 tờ khai đăng ký tại Hải Phòng, nghĩa là tỷ lệ mới nhỉnh hơn 8%.
Vì sao DN chưa mặn mà làm thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành tại Hải Phòng? Chia sẻ với chúng tôi, chị P.T - đại diện một đại lý hải quan lớn ở địa bàn Hải Phòng cho biết: Hàng ngày chúng tôi có khoảng 10 tờ khai hải quan phải làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành ở 2 đơn vị này. Nhưng chúng tôi chưa đăng ký ở đây mà vẫn thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra chuyên ngành tại Hà Nội. Bởi thực chất ở đây mới chỉ tiếp nhận việc đăng ký kiểm tra, còn thực hiện giám định, cấp chứng thư (giấy chứng nhận kết quả có đạt yêu cầu nhập khẩu hay không-PV) vẫn do trụ sở chính trên Hà Nội thực hiện. Vì vậy, chúng tôi đăng ký và làm các thủ tục liên quan trên Hà Nội cho thống nhất. Hơn nữa, hầu hết hàng của DN thuộc dạng được mang về bảo quản và kho bảo quản của chúng tôi nằm ở Thường Tín (Hà Nội) hay Bắc Ninh nên việc lấy mẫu do cơ sở trên Hà Nội thực hiện sẽ nhanh hơn.
Ngoài việc thiếu nguồn nhân lực, phương tiện kỹ thuật… phục vụ việc giám định, một lý do nữa khiến DN còn ngại làm thủ tục đăng ký kiểm tra tại Hải Phòng, theo chị P.T, do ở đây chưa phải là một đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ (chưa có con dấu) nên khi DN mở tờ khai đăng ký đã được đơn vị quản lý chuyên ngành (ở Hà Nội) đóng dấu xác nhận nhưng sau đó phát hiện có sai sót cần điều chỉnh không thực hiện được ở đây mà vẫn phải chuyển lên Hà Nội...
Cần thực chất hơn nữa
Theo Cục Hải quan Hải Phòng, việc thực hiện địa điểm kiểm tra chuyên ngành “một cửa” đầu tiên ở cửa khẩu Hải Phòng bước đầu có những lợi ích nhất định. Đó là các cơ quan quản lý chuyên ngành và Hải quan đã có đầu mối kịp thời trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ để quản lý hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành. Do đó, tình trạng nợ, chậm nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành, tiêu thụ hàng khi chưa có kết quả giám định cơ bản được kiểm soát. Đối với cộng đồng DN, thời gian làm thủ tục đã có sự thuyên giảm, nhất là việc đăng ký kiểm tra chuyên ngành chỉ còn khoảng 1 ngày so với thời gian 2 ngày trước đây. Thời gian lấy mẫu và trả kết quả (với trường hợp hàng hóa phải đem về bảo quản) chỉ còn 4 đến 5 ngày giảm được 3 đến 5 ngày so với trước đây, trường hợp nhanh chỉ mất 1 ngày là DN nhận được kết quả để hoàn thành thủ tục thông quan cho hàng hóa.
Theo chị P.T, để thu hút được DN đăng ký thủ tục kiểm tra chuyên ngành tại Hải Phòng, cơ quan quản lý chuyên ngành cần có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, nguồn lực và nâng cấp địa điểm kiểm tra tại Hải Phòng thành đơn vị có tư cách pháp nhân độc lập đủ năng lực tiếp nhận hồ sơ đăng ký; kiểm định, giám định sản phẩm; cấp chứng nhận kết quả.
Ngoài ra, theo Hải quan Hải Phòng, cơ quan quản lý chuyên ngành cần rà soát, sàng lọc danh mục để bỏ những mặt hàng không quá cần thiết ra khỏi danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng để tạo thuận lợi cho DN. Đồng thời áp dụng công tác quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành; công nhận kết quả kiểm định của các nước phát triển; xã hội hóa công tác giám định, kiểm định hàng hóa XNK…