【ket qua v】Lý do quân đội Trung Quốc chưa thể thay thế Mỹ ở Trung Đông

Sự hiện diện của Trung Quốc về chính trị,ýdoquânđộiTrungQuốcchưathểthaythếMỹởTrungĐôket qua v kinh tế và an ninh ở Trung Đông đang gia tăng trong bối cảnh nhiều nước trong khu vực quan ngại Mỹ đang chuẩn bị rút lui khỏi vùng này. Trước tình hình đó, giới quan sát đặt câu hỏi liệu Nga và Trung Quốc có khả năng nhảy vào thay thế Mỹ với tư cách là người bảo trợ an ninh hay không.

ly do quan doi trung quoc chua the thay the my o trung dong

Tàu hải quân Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.

Mặc dầu Moscow đang thu hút sự chú ý của dư luận thế giới với việc can thiệp vào Syria, thực tế là Nga đang thiếu năng lực tham gia các hoạt động kéo dài trên diện rộng ở đây. Đơn giản vì nền kinh tế của Nga có GDP còn nhỏ hơn cả bang Texas của Mỹ, nên Nga không thể thực hiện các hoạt động lớn ở nhiều nước. Trong khi đó, quân đội Trung Quốc đã hiện đại hóa nhanh chóng và nền kinh tế nước này tiếp tục tăng trưởng nhưng Trung Quốc hiện nay vẫn ít có khả năng thực hiện hoạt động tự do hàng hải lâu dài ở Vịnh Arabia do các quan tâm chính trị của Bắc Kinh.

Khả năng Mỹ rút lui khỏi Trung Đông

Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút quân khỏi Syria là ví dụ mới nhất về ý định của Mỹ muốn rút hẳn khỏi Trung Đông. Trong gần 15 năm qua, các tổng thống Mỹ đã thảo luận việc rời khỏi khu vực này nhưng chính quyền Trump đã khiến cho mối quan ngại của các quan chức Trung Đông cao hơn khi nào hết.

Câu hỏi mà giới lãnh đạo Trung Đông thân Mỹ hiện nay đặt ra là liệu Trung Quốc có thể thay thế Mỹ để cung cấp các bảo đảm an ninh? Lợi ích chiến lược của Mỹ ở vùng Vịnh vốn xoay quanh việc bảo đảm dòng chảy dầu mỏ đều đặn không bị ngắt quãng sang Mỹ. Nhưng các lợi ích này có thể không còn là mối quan tâm lớn của Mỹ khi mới đây nước này đã trở thành một nhà xuất khẩu dầu ròng lần đầu tiên trong 75 năm, vào tháng 12/2018.

Mặc dù việc Mỹ bớt phụ thuộc vào dầu Trung Đông chỉ kéo dài thời gian ngắn, ở đây vẫn có một xu hướng: Mỹ không còn phụ thuộc nhiều vào các nguồn dầu ở hải ngoại. Năm 2018, chỉ có 11% lượng dầu của họ là nhập khẩu, mức thấp nhất kể từ năm 1957.

Tương phản với điều này, 43% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc là đến từ vùng Vịnh. Do quy mô của tầng lớp trung lưu Trung Quốc mở rộng nhanh chóng, nhập khẩu dầu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng lên mức ước tính là chiếm 80% tổng lượng dầu tiêu thụ của nước này vào năm 2030. Hiện nay dầu nhập khẩu đang chiếm 70% lượng dầu tiêu thụ của Trung Quốc.

Câu hỏi về khả năng Trung Quốc thay thế Mỹ ở Trung Đông xoay quanh 2 vấn đề chính là năng lực quân sự của Trung Quốc để hoàn thành vai trò đó và ý chí chính trị của nước này trong việc thực hiện nhiệm vụ đó.

Năng lực quân sự

Về khoản này, Trung Quốc có khả năng đưa một lực lượng đáng kể vào Trung Đông. Với 33 khu trục hạm, 54 tuần phòng hạm và 42 hộ vệ hạm, trong đó trên 80% được coi là hiện đại, Trung Quốc có các vũ khí mặt nước cần thiết để duy trì lực lượng hải quân đáng kể ở vùng Vịnh, với sự chấp nhận của một quốc gia thân thiện nào đó, dù cho Trung Quốc chưa có một tàu sân bay với chức năng đầy đủ.

Trên thực tế, theo nguồn tin quân đội Ấn Độ, hải quân của Quân giải phóng Trung Quốc (PLAN) đã duy trì một lực lượng thường trực gồm 6-8 chiến hạm ở bắc Ấn Độ Dương, nơi họ tiến hành tập trận bắn đạn thật. Trong thời gian xảy ra bất ổn chính trị ở Malpes vào tháng 2/2018, một đội 11 tàu PLAN đã đến gần đảo quốc này trong một động thái mà giới phân tích Ấn Độ cho là nhằm ngăn New Delhi can thiệp vào cuộc khủng hoảng.

PLAN có hơn một thập kỷ kinh nghiệm tuần tra chống hải tặc ở vùng Vịnh và vào tháng 4/2019 hải quân Trung Quốc đã tiến hành 32 sứ mệnh hộ tống thành công cho trên 6.600 tàu Trung Quốc và tàu các nước khác. Bắc Kinh cũng đã gia tăng đáng kể ngoại giao quân sự trên khắp thế giới, nhất là ở khu vực Ấn Độ Dương, nơi các cuộc diễn tập quân sự của nước này đã tăng từ 3 vào năm 2013 lên 47 vào năm 2016.

Dựa trên năng lực phóng chiếu sức mạnh của PLAN và sự tham gia của lực lượng này vào hoạt động tuần tra chống cướp biển ở Ấn Độ Dương trong thập kỷ qua, có thể thấy rõ rằng Bắc Kinh có đủ năng lực tiến hành một dạng phóng chiếu sức mạnh nào đó hoặc các hoạt động tự do hàng hải ở vùng Vịnh. Dù thiếu các căn cứ không quân như Mỹ, Trung Quốc hoàn toàn có thể xây các căn cứ tương tự nếu được các chính phủ trong khu vực chấp thuận.

Các vụ tấn công gần đây nhằm vào các tàu chở dầu ở ngoài khơi bán đảo Arabia đã khiến giới chức Trung Quốc lo ngại. Trước tình hình này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố “Trung Quốc hy vọng tất cả các bên liên quan bình tĩnh, kiềm chế và hợp tác để duy trì hòa bình và ổn định ở vùng Vịnh”. Một khía cạnh quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) cũng là bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc ở hải ngoại. Khái niệm của Trung Quốc về phòng thủ biên giới đòi hỏi hải quân nước này phải có năng lực chiến đấu ở những vùng xa xôi của thế giới. Năm 2015, chính phủ Trung Quốc tuyên bố nước này cần có khả năng bảo vệ các lợi ích hàng hải của mình.

Ý chí chính trị

Tất nhiên quân đội Trung Quốc không mạnh ngang với quân đội Mỹ. Câu hỏi quan trọng hơn là liệu Trung Quốc có ý chí chính trị để dính líu nhiều hơn vào Trung Đông? Trong các năm gần đây, Bắc Kinh đã bắn đi tín hiệu rằng an ninh hàng hải trở thành thiết yếu đối với an ninh Trung Quốc. Sách Trắng quốc phòng Trung Quốc năm 2015 lập luận rằng Trung Quốc cần bảo vệ các tuyến giao thông trên biển và lợi ích hàng hải của mình. Hiện tại Bắc Kinh hưởng lợi lớn từ sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông. Trung Quốc thường gọi sự hiện diện quân sự của Mỹ là ví dụ tiêu biểu về sự bá quyền của Mỹ nhưng chính cái gọi là bá quyền này

lại đem lại an toàn cho các tuyến hàng hải mà Trung Quốc dựa vào để đảm bảo từ 95-100% thương mại của mình với Trung Đông, châu Phi, và châu Âu.

Nếu Bắc Kinh quyết định đẩy mạnh hiện diện quân sự ở Trung Đông để tự bảo vệ các nguồn cung ứng dầu của mình và cạnh tranh với Mỹ thì họ cần phải thiết lập các căn cứ quân sự.

Trung Quốc chú ý đến nỗ lực của Mỹ trong việc hình thành một liên minh bảo vệ hàng hải ở vùng Vịnh có tên gọi Chiến dịch Sentinel. Đại sứ Trung Quốc ở UAE Ni Jian đề cập rằng Trung Quốc đang nghiên cứu đề xuất của Mỹ về việc hộ tống tàu thương mại tại vùng Vịnh. Tuy nhiên với quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng hiện nay, ít khả năng Mỹ sẽ nghiêm túc hỗ trợ hải quân Trung Quốc trong vấn đề này.

Kết luận

Nhìn chung các quyết định của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump về chính sách đối ngoại thường xuyên tự mâu thuẫn và có thể bị lật ngược lại bất cứ lúc nào. Trong khi các đồng minh và đối tác của Mỹ ở Trung Đông lo ngại trước việc Mỹ rút khỏi Syria, triển vọng Mỹ rút khỏi bán đảo Arabia là thấp. Sự gia tăng cấu trúc lực lượng Mỹ trong vùng trong thập kỷ qua cần được phân tích thấu đáo và đối chiếu với lời lẽ phát đi từ Nhà Trắng.

Ngay trong trường hợp Mỹ rút hẳn khỏi vùng này, hải quân Trung Quốc vẫn ít khả năng sẽ trám vào khoảng trống đó. Dẫu PLAN đang tăng nhanh năng lực nước xanh, họ vẫn thiếu sự yểm trợ phòng không đáng tin cậy và họ không muón bị mang tiếng là thế chỗ vào sự bá quyền của Mỹ trong khu vực này. Về mặt chính trị, Bắc Kinh ưa thích ngồi yên và để cho Mỹ cung cấp an ninh cho các tuyến hàng hải mà dầu nhập khẩu và hàng xuất khẩu của Trung Quốc đi qua. Tức là trừ phi bị ép phải làm khác, nói chung giới lãnh đạo Trung Quốc hài lòng với việc giữ nguyên trạng ở Trung Đông./.

La liga
上一篇:Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
下一篇:Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024