Vốn đầu tư FDI còn “nhỏ giọt” Tính đến nay,ầnldquođộtphaacuterdquochiếnlượcthuhuacutetđầutưbang xep cup c1 toàn tỉnh đã thu hút được 159 dự án vốn đầu tư nước ngoài đang còn hiệu lực với con số đạt xấp xỉ 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên hoạt động thu hút đầu tư, nhất là vốn đầu tư nước ngoài (FDI) phần lớn các dự án nhỏ và vừa, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh. KCN Minh Hưng - Hàn Quốc tại huyện Chơn Thành ra đời rất sớm với quy mô 193 ha, đến nay đã thu hút 44 doanh nghiệp nước ngoài và 12 doanh nghiệp trong nước, vốn đầu tư đăng ký trên 250 triệu USD. Đây là KCN được cho có tỷ lệ lấp đầy với diện tích đạt 100%. Các KCN còn lại hầu hết còn trống khá nhiều, như Bắc Đồng Phú 190 ha, đến nay tỷ lệ lấp kín chưa đạt 50% với vốn đăng ký đầu tư 120 triệu USD. Rất cần có thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào các KCN, khu kinh tế ở Bình Phước. Trong ảnh: Công nhân Công ty New Apparel tại KCN Bắc Đồng Phú bước vào sản xuất ngay những ngày đầu năm Đinh Dậu 2017 Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2017, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng phát triển các KCN, tạo tiền đề để Bình Phước cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại trong những năm tới. Cụ thể, đến nay toàn tỉnh có 12 KCN và 1 khu kinh tế; trong đó 11 khu đã có chủ đầu tư hạ tầng; 9 khu đã đầu tư xây dựng hạ tầng và đang thu hút đầu tư. Nhưng đến nay, mới có 7 KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ thu hút đầu tư, cho thuê đất công nghiệp vẫn chưa đạt như kỳ vọng. Một số KCN đã đầu tư hạ tầng “ngon lành” nhưng vẫn chưa nhộn nhịp các nhà đầu tư. Nhiều khu đã ra đời nhưng trong tình trạng “ngồi chờ” hoặc ít được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Nguyên nhân, theo các nhà đầu tư đến từ TP. Hồ Chí Minh mới đây sau khi khảo sát thực địa đã đánh giá vị trí địa lý Bình Phước xa trung tâm vùng Đông Nam bộ - là điểm lớn nhất làm mất lợi thế cạnh tranh cho Bình Phước. Đồng thời, qua khảo sát thực tế giá thuế đất tại các KCN Bình Phước khá cao (bình quân 30USD/m2cho 50 năm). Trong khi đó, nguồn lao động có tay nghề cao ở Bình Phước còn hạn chế, nhà ở chưa hấp dẫn cho người ở xa... Một loạt các KCN quy mô lớn tiếp tục ra đời như: Khu đô thị - công nghiệp Becamex Bình Phước quy hoạch tại huyện Chơn Thành có diện tích hơn 2.000 ha với vốn đầu tư 21.000 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 1 đã đầu tư 4.000 tỷ đồng. Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư quy hoạch diện tích 3.000 ha; trong đó giai đoạn đầu tư ban đầu 350 ha... Hiện nay, các KCN, khu kinh tế này sẵn sàng phục vụ và đang rất cần nhà đầu tư trong, ngoài nước tới làm ăn. Cần đột phá chiến lược cơ sở hạ tầng Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn, giảng viên Đại học Fullright Việt Nam (FUV) đánh giá: Bình Phước không có lợi thế nổi trội so với địa phương khác trong khu vực vùng kinh tế động lực phía Nam. Đổi lại tỉnh có lợi thế lớn về đất đai rộng lớn, có quỹ đất sạch dồi dào - điểm mạnh để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, về hạ tầng kỹ thuật, môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm, ngành còn sơ khai, chưa hình thành chuỗi môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh chuyên nghiệp.
Tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn cho rằng, cơ sở hạ tầng của Bình Phước cần “đột phá” chiến lược trong các năm tới. Ngoài phát triển hạ tầng đồng bộ còn cần chú trọng phát triển nguồn nhân lực. “Trở ngại đối với Bình Phước là các dự án phát triển vẫn còn ở mức nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng lao động dưới 10 người, nhiều mới có 50 người, quy mô hộ gia đình... do đó khó cải thiện năng lực cạnh tranh. Dựa vào nguồn lực nội tại của tỉnh thì sẽ khó kích cầu kinh tế bắt kịp các tỉnh khác. Vì vậy, cần các giải pháp nhanh cho Bình Phước là thu hút đầu tư từ bên ngoài thông qua các dự án đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy từ sản xuất liên kết, kinh doanh, thương mại gia tăng cho địa phương để tăng thu ngân sách” - tiến sĩ Đỗ Thiên Anh Tuấn chia sẻ. Bình Phước đã chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu công nghiệp, nhưng tốc độ phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Bình Phước còn nghèo so với các tỉnh, thành Đông Nam bộ. Đầu năm 2017, Bình Phước đã “mở toang” cánh cửa để đón các nhà đầu tư thông qua sự quyết tâm cực lớn của lãnh đạo tỉnh cũng như các ngành chức năng nỗ lực cải thiện hình ảnh từ chương trình cải cách hành chính gần dân, phục vụ doanh nghiệp... Tỉnh cũng đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, kết nối giao thông thật tốt với các tỉnh, thành trong khu vực. Các đoàn khách đến Bình Phước hôm nay đánh giá từ quốc lộ 13 về tỉnh hoặc đi trên đường ĐT741 vừa nâng cấp đã có cảm giác rất dễ chịu, rút ngắn thời gian từ TP. Hồ Chí Minh đến Bình Phước. Doanh nghiệp vướng mắc hãy gọi cho Bí thư Tỉnh ủy Trong những ngày đầu năm mới 2017, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã đến thăm và làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài tại KCN Bắc Đồng Phú. Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi đã kêu gọi doanh nghiệp và nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh; trong đó ưu tiên các dự án công nghệ cao, dự án ít thâm dụng lao động và những dự án có chất xám nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo định hướng phát triển nhiều dự án công nghệ cao. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ ưu đãi chính sách, cam kết mạnh mẽ về giải quyết hiệu quả các thủ tục liên quan đến nhà nước, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp. Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Lợi cũng khẳng định doanh nghiệp có thể gọi trực tiếp cho lãnh đạo cao nhất của tỉnh như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh để giải quyết kịp thời những vướng mắc. Mong muốn của tỉnh là xây dựng nền hành chính công lành mạnh, phục vụ, kiến tạo, hiệu quả nhất cho nhà đầu tư đến với Bình Phước. Dương Chí Tưởng |