Bà Lê Thị Mỹ Xuyên (Hà Nội) hỏi,ànghóachomượncóphảixuấthóađơ1.000.000.000 số đơn vị bà mượn hàng hóa của một đối tác, trong quá trình kinh doanh bị thiếu hàng để xuất bán cho bên thứ 3 nên đơn vị lấy nguồn hàng mượn này xuất bán trước. Chứng từ kèm theo cho việc mượn hàng là hợp đồng mượn hàng hóa, biên bản bàn giao hàng hóa và xuất hóa đơn đầu ra cho khách hàng trong tháng. Theo dự kiến, đến tháng sau đơn vị bà mua lô hàng khác để xuất trả lại hàng cho bên cho mượn. Bà Xuyên hỏi, hàng mượn của đơn vị bà khi xuất bán chưa ghi nhận giá vốn và ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, qua tháng sau khi mua lại được đủ lượng hàng để trả cho bên cho mượn bà mới kết chuyển vào doanh thu bán hàng và ghi nhận giá vốn thì có được xem là hợp lệ không? Về vấn đề này, Cục Thuế Hà Nội có ý kiến như sau: Căn cứ Điều 494 mục 6 Hợp đồng mượn tài sản Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24/11/2015 quy định: “Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được”. Điều 499 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH 13 quy định: “Quyền của bên cho mượn tài sản 1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. 2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn. 3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra”. Căn cứ Khoản 1, Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định: “Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền”. Điểm a, Khoản 7, Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau: “a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau: b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)...” Điểm a, Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2, Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau: “2. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau: a) Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua”. Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp hợp đồng mượn hàng hóa có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn thì thực chất hợp đồng mượn hàng hóa là hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cho mượn (bên bán) phải xuất hóa đơn bán hàng hóa cho bên mượn hàng hóa (bên mua) theo quy định. Trường hợp hợp đồng mượn hàng hóa không có thỏa thuận bên mượn được phép bán hàng hóa của bên cho mượn, nếu bên mượn đem hàng hóa mượn để bán cho khách hàng là không đúng quy định tại Bộ luật Dân sự vì hàng hóa đó bên mượn không có quyền sở hữu và quyền định đoạt. Khi xuất bán hàng hóa cho khách hàng, bà Lê Thị Mỹ Xuyên (doanh nghiệp) thực hiện lập hóa đơn, xác định doanh thu tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng thời điểm quy định. Cục Thuế trả lời bà Lê Thị Mỹ Xuyên biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã viện dẫn tại công văn này. Theo Chinhphu.vn |