游客发表
Công tác thu gom rác thải nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực,ửlrcthảtỷ số bỉ hôm nay tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Tuy nhiên, một số nơi trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là ở các tuyến đường nông thôn vẫn còn gặp khó trong thu gom, xử lý.
Bà Lương Thị Phước Em, ở ấp 4, xã Vị Bình, xử lý rác thải nhựa bằng cách để trong lò đốt.
Khả năng tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới của xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, sẽ khó đạt được. Ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch UBND xã Vị Bình, cho biết khó nhất trên địa bàn xã hiện nay là đoạn Đường tỉnh 931B ngang qua xã chưa có đơn vị đến thu gom rác để xử lý. Tuyến này có khoảng 300 hộ dân đang sinh sống, thời gian qua xã đã vận động được 10 thùng chứa rác đặt dọc tuyến đường. Hầu hết người dân (khoảng 92%) đều thống nhất đóng phí thu gom rác nhưng đến nay vẫn chưa có đơn vị thu gom rác nào triển khai. Hiện nay, ở đây hộ gia đình tự xử lý rác bằng nhiều hình thức khác nhau nên không đảm bảo vệ sinh môi trường. Để đảm bảo có nơi chứa rác cho người dân trên tuyến, xã Vị Bình cần thêm 50 thùng chứa rác nữa. Vì vậy, xã rất cần sự quan tâm hỗ trợ cho địa phương thêm thùng chứa rác và có đơn vị đi thu gom rác. Nếu không được đầu tư thì khả năng xã không đạt được tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới.
Bà Nguyễn Thị Thùy Dương, ở ấp 4, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, cho hay: “Vừa qua, ở xã cũng có họp dân lại để vận động trong việc đóng phí thu gom rác thải, gia đình tôi đồng tình cao. Tuy nhiên, cho đến nay chưa thấy công ty nào đến thực hiện gom rác nên việc xử lý rác của gia đình tôi cũng gặp khó khăn. Đối với rác thải nhựa thì gom lại đốt, rác thông thường thì bỏ sau vườn. Nhưng tôi thấy, nếu rác để người dân tự xử lý sẽ không đảm bảo môi trường”.
Hiện nay, trên địa bàn ấp 4, xã Vị Bình, được vài thùng chứa rác thải nhưng không có công ty thu gom nên người dân không bỏ rác vào thùng nữa, từ đó không phát huy tác dụng của thùng chứa rác. Ông Mai Văn Mướt, Trưởng ấp 4, cho biết: Rác thải, bảo vệ môi trường là vấn đề nhức nhói hiện nay rất cần các cấp, các ngành quan tâm. Trên địa bàn ấp có trên 520 hộ dân, trong đó sinh sống cặp tuyến Đường tỉnh 931B là 180 hộ dân, còn lại sống rải rác trên tuyến Tám Ngàn, Sáu Thước, Chín Thước. Trước nhu cầu bức thiết trong xử lý rác thải của hộ dân trên địa bàn, thời gian qua UBND xã phối hợp với Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang họp dân để thông qua việc thu gom rác và có trên 90% số hộ dân ở ấp thống nhất đóng phí để được thu gom rác. Nhưng phía công ty không có kinh phí đầu tư thùng, xe chuyên dùng để đến thu gom nên hiện nay việc xử lý rác của các hộ dân trên địa bàn ấp là tự thực hiện.
Không riêng xã Vị Bình, những tuyến đường nông thôn từ 3,5m ở địa phương khác cũng chưa có thùng chứa rác và việc thu gom rác thải những khu vực này đang gặp khó khăn. Bà Lê Thị Kiều Như, Phó trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Châu Thành, cho biết: Hiện trên địa bàn huyện việc thu gom rác chủ yếu tập trung ở các tuyến đường lớn như tỉnh lộ, quốc lộ và đường về trung tâm xã. Đối với các hộ dân sinh sống trên tuyến đường 3,5m ở các xã chủ yếu người dân tự thu gom và đốt. Đối với các xã nông thôn mới thì được tỉnh đầu tư thu gom nhưng vẫn còn một số tuyến hộ dân tự xây hố rác để xử lý.
Khó hiện nay ở huyện Châu Thành là xe của đơn vị thu gom rác không vào tới được, đặc biệt là đối với các tuyến giao thông nông thôn. Vì vậy, những tuyến đường xe vào được, chính quyền địa phương đã vận động người dân đóng tiền để được thu gom. Đồng thời, kiến nghị Công ty Cổ phần Cấp thoát nước - Công trình đô thị Hậu Giang có những xe chuyên dùng nhỏ bố trí thu gom rác ở các tuyến này.
Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh, cho biết: Trong những năm qua, thành phố Vị Thanh đã thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong công tác bảo vệ và giữ gìn vệ sinh môi trường tại nơi sinh sống, đề ra các giải pháp quyết liệt, mang tính đột phá để sớm khắc phục và cải thiện vấn đề môi trường nông thôn. Cho đến nay, trên địa bàn các xã có 100% hộ dân có giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt, ở mỗi ấp đều có xây dựng quy ước cộng đồng với sự tham gia của tất cả các hộ dân cam kết xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải theo quy định; ký kết với Chi nhánh Thoát nước - Công trình đô thị Vị Thanh thu gom rác thải sinh hoạt của 1.632 hộ dân đưa về bãi rác xử lý và thành lập 11 tổ tự quản thu gom rác của 416 hộ dân tham gia, còn lại 5.920 hộ có giải pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Tuy nhiên, trên các đường nông thôn ở các xã của thành phố vẫn còn khó khăn trong việc hỗ trợ thùng chứa rác, thu gom rác.
Bài, ảnh: T.XOÀN
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接