Hội thảo liên kết 3 nhà: Nhà quản lý,Đẩymạnhứngdụngcôngnghệcaobảoquảnvàchếbiếnnôngsảty sô trưc tuyên nhà khoa học, doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào bảo quản, sơ chế nông sản. Ảnh: N.NCục Thông tin khoa học và công nghệ (KH&CN) quốc gia vừa phối hợp với Phòng Công nghiệp và Thương mại (VCCI) và Trung tâm Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học: Ứng dụng công nghệ cao trong sơ chế, bảo quản và chế biến nông sản tại Lạng Sơn. Hội thảo thu hút sự tham dự của đại diện lãnh đạo Sở KH&CN, Sở KH&ĐT, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các Hiệp hội, ngành nghề trong vùng và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất quan tâm đến vấn đề đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản. Hội thảo này hướng đến giới thiệu tổng quan chung về chính sách, thị trường, công nghệ và các kết quả nghiên cứu của các viện, trường đại học trong lĩnh vực này cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản của vùng miền núi phía Bắc, giúp cho các doanh nghiệp Lạng Sơn có thể lựa chọn các công nghệ thích hợp cho việc đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế về nông sản an toàn để xuất khẩu. Tại hội thảo, Ths. Lê Thị Khánh Vân – Phó Cục trưởng Cục Thông tin KH&CN quốc gia đã giới thiệu tổng quan các thông tin liên quan thị trường nông sản trong nước và trên thế giới, những thực trạng tồn tại cần khắc phục về thị trường nông sản. Từ đó đưa ra cách thức lựa chọn công nghệ thích hợp, phù hợp với năng lực tiếp nhận công nghệ của các doanh nghiệp. Tiếp đó, TS. Phạm Anh Tuấn – Phó Viên trưởng Viện cơ điện Nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã trình bày tham luận “Ứng dụng công nghệ sau thu hoạch chi phí rẻ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”. Buổi hội thảo cũng đã giới thiệu một số công nghệ mới có tính đột phá như công nghệ Bảo quản thực phẩm CAS (Nhật Bản), công nghệ bao gói Map, công nghệ bảo quản bằng chế phẩm tạo màng… tạo được sự quan tâm của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh. Theo TS. Lương Đăng Ninh – Giám đốc Sở KH&CN Lạng Sơn, hiện tỉnh đang có các chương trình, chính sách hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng KH&CN trong sản xuất và thương mại của trung ương và địa phương. Đồng thời ông Ninh cũng chỉ rõ những ưu thế và khó khăn của của các sản phẩm nông sản tỉnh nhà cũng như sự cần thiết phải đầu tư áp dụng những công nghệ khoa học mới nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Tham gia hội thảo, nhiều đại biểu đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản như: sử dụng phương pháp nào để sấy hoa hồi hiệu quả đáp ứng được tiêu chuẩn xuất khẩu, cách thức trồng và chăm bón để quýt chín đều vào cuối vụ (trước Tết nguyên đán) … qua đó nâng cao giá trị sản phẩm và năng lực cạnh tranh các mặt hàng nông sản của tỉnh. Hội thảo là một kênh thông tin hữu ích không những giúp doanh nghiệp tiếp cận được với những công nghệ tiên tiến mà còn là cầu nối đưa nhà khoa học – nhà quản lý đến gần hơn với những đơn vị trực tiếp sản xuất. Cũng trong dịp tổ chức hội thảo lần này, các nhà khoa học – nhà quản lý đã có chuyến tham quan và gặp gỡ lãnh đạo Công ty TNHH Chế biến và Xuất khẩu Nông Lâm Sản Lạng Sơn – Đơn vị xuất khẩu các sản phẩm hồi duy nhất của Việt Nam. Đây là cơ hội hiếm có đối với doanh nghiệp vì họ đang rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng hồi khô (giá hồi khô Việt Nam chỉ bằng 1/5 lần so với giá của Đức) và chất lượng tinh dầu hồi (không cạnh tranh được với tinh dầu hồi Trung Quốc). Các chuyên gia đã tư vấn cho Doanh nghiệp công nghệ sấy hồi ở nhiệt độ thấp để không làm giảm tinh chất trong hoa hồi, đồng thời tư vấn công nghệ tinh chiết dầu hồi theo quy trình công nghiệp. Đại diện lãnh đạo Công ty cho rằng, đây là lần đầu tiên có chuyên gia Việt Nam về công nghệ này đến tư vấn cho Công ty. Chúng tôi hy vọng sẽ hợp tác chặt chẽ để nâng cao chất lượng và giá trị của sản phẩm hồi trong thời gian tới. Ứng dụng Lean six sigma nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng |