【kq c3 hôm nay】Temu phải đặt việc tuân thủ pháp luật Việt Nam làm ưu tiên

时间:2025-01-25 10:31:57来源:88Point 作者:Cúp C2
(VTC News) -

Sàn thương mại Temu muốn lấn sân vào thị trường Việt thì cần ưu tiên những chính sách thượng tôn pháp luật,ảiđặtviệctuânthủphápluậtViệtNamlàmưutiêkq c3 hôm nay đảm bảo quyền lợi cho người dùng, chuyên gia nhận định.

Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc) - tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ.

Sàn bán hàng online giá rẻ xuyên biên giới này đang “âm thầm” tiến vào thị trường Việt, trong ứng dụng giao diện đã hỗ trợ tiếng Việt, thanh toán bằng Visa, MasterCard...

Trước việc "ông lớn" của ngành bán hàng Trung Quốc đang muốn lấn sân sang thị trường Việt Nam bằng hình thức kinh doanh xuyên biên giới, vào ngày 23/10, lãnh đạo Bộ Công Thương cũng cho biết đang giao Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát đánh giá tác động.

Theo đó, thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cũng chia sẻ bộ sẽ triển khai đề án để đảm bảo quản lý chặt chẽ, chống gian lận, hàng giả, hàng nhái trên môi trường thương mại điện tử và sẽ có thông tin về kết quả và có giải pháp để kiểm soát phù hợp.

Ứng dụng Temu đã hỗ trợ tiếng Việt, cho phép mua sắm và vận chuyển về Việt Nam. (Ảnh: Chí Hiếu)

Ứng dụng Temu đã hỗ trợ tiếng Việt, cho phép mua sắm và vận chuyển về Việt Nam. (Ảnh: Chí Hiếu)

Cần chấp hành quy định pháp luật

Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương, Việt Nam có hơn 41% dân số tương đương gần 50 triệu người mua sắm online, cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Đáng chú ý trong 3 tháng đầu năm, tổng cộng hơn 766 triệu đơn hàng được giao thành công tới tay người tiêu dùng, tăng hơn 83% so với cùng kỳ năm 2023.

Để có được thị phần tại Việt Nam, theo ông Nguyễn Phương Lâm - Giám đốc Phân tích Thị Trường, công ty YouNet ECI khẳng định: "Trước hết, sàn thương mại Temu cần có sự hợp tác với chính phủ và tuân thủ quy định pháp lý cũng là một yếu tố quan trọng".

Theo ông Lâm, Temu cần chú ý tới các quy định liên quan đến thuế, chống hàng giả và hàng cấm, đồng thời hỗ trợ các nhà bán hàng, nhà sản xuất và thương hiệu nội địa trong việc kinh doanh trên thương mại điện tử.

Hợp tác với các cơ quan nhà nước để đảm bảo minh bạch trong giao dịch và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng sẽ giúp Temu xây dựng hình ảnh đáng tin cậy tại thị trường Việt Nam.

Cùng với việc tuân thủ về pháp lý, trải nghiệm mua hàng cũng là yếu tố giúp các sàn thương mại điện tử bám trụ được trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt. 

"Dịch vụ giao hàng, trải nghiệm khi mua sắm và dịch vụ chăm sóc khách hàng đều nằm trong top 5 yếu tố tác động đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng.

TikTok Shop cũng đã phải mất một khoảng thời gian để thích ứng và tạo lòng tin cho người tiêu dùng Việt Nam trong các khía cạnh này. Do đó, Temu sẽ cần hợp tác với các đối tác giao vận và thanh toán nội địa đáng tin cậy để đảm bảo trải nghiệm người dùng và xây dựng lòng tin", chuyên gia nhận định.

Ông Nguyễn Phương Lâm - Giám đốc Phân tích Thị Trường, công ty YouNet ECI.

Ông Nguyễn Phương Lâm - Giám đốc Phân tích Thị Trường, công ty YouNet ECI.

Việc Temu thời điểm này vào thị trường Việt Nam mang theo nhiều lợi thể cạnh tranh, theo ông Lâm nhận định, trước hết giá cả hợp lý và các chương trình khuyến mãi vẫn là sức hút lớn cho người tiêu dùng mua sắm trực tuyến tại Việt Nam.

Kết quả khảo sát năm 2023 của YouNet ECI và Buzzmetrics cho thấy cứ 10 người tiêu dùng Việt Nam thì sẽ có khoảng 9 người bị tác động bởi yếu tố giá cả khi mua sắm trực tuyến. Đây là thế mạnh mà Temu có thể khai thác.

Cùng với đó, giới trẻ và thế hệ Gen Z gần đây đã quen với việc sử dụng hàng nội địa Trung Quốc chất lượng cao, thông qua các nền tảng như Shein, Shopee và TikTok Shop.

Điều này giúp Temu dễ dàng thâm nhập thị trường, bởi người tiêu dùng đã có sự tin tưởng nhất định đối với các sản phẩm từ Trung Quốc.

Temu xuất hiện muộn nhưng lại có lợi thế tận dụng thói quen mua sắm đa nền tảng của người tiêu dùng Việt. Người tiêu dùng hiện nay không chỉ trung thành với một nền tảng duy nhất, mà thường so sánh giá và trải nghiệm trên nhiều ứng dụng, tạo cơ hội cho Temu chen chân vào giữa những ông lớn đã có mặt trước đó.

Cuối cùng, Temu có thể tạo đột phá nếu phát triển thành công tính năng mua hàng theo nhóm vốn làm nên thành công của nền tảng này ở những quốc gia khác.

Dù tính năng này chưa có bên nào triển khai thật sự thành công tại thị trường Việt Nam, nhưng với sự phát triển của affiliate marketing (tiếp thị liên kết) và social commerce (sàn thương mại trên mạng xã hội) những năm gần đây, thời cơ có thể đã đến.

Nếu Temu kết hợp tốt hai yếu tố này, họ có thể tạo ra một mô hình mới thu hút người tiêu dùng Việt Nam.

Người bán hàng Việt sẽ "điêu đứng"?

Vẫn còn quá sớm để khẳng định Temu sẽ đánh bại những cái tên vô cùng quen thuộc trong thị trường thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiktokshop... Thế nhưng các đơn vị lớn kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử lớn cũng nhận định, cuộc chơi về giá thành sẽ khốc liệt.

Theo ông Lê Hải Vũ, CEO Velasboost chia sẻ, nếu Temu vào Việt Nam chắc chắn các nhà bán lẻ trên sàn thương mại điện tử như Shopee hay Lazada rất mệt mỏi.

“Ông lớn” này hiện tại là có trụ sở từ Trung Quốc, họ cho các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, họ sẽ có những tổng kho gần biên giới để giao hàng sang Việt Nam.

Đây là hình thức bán hàng khác hoàn toàn so với các sàn thương mại khác khi vẫn cho những thương hiệu của Việt Nam vào bán.

"Temu có tham vọng kéo các người bán hàng từ Trung Quốc sang để cạnh tranh trực tiếp với người bán hàng của Việt Nam",ông Vũ khẳng định.

Ông Lê Hải Vũ, CEO Velasboost.

Ông Lê Hải Vũ, CEO Velasboost.

Nhiều cửa hàng của Việt Nam đều nhập hàng từ Trung Quốc, số còn lại chủ yếu bán món hàng đặc sản trong nước. Nếu người bán của Việt Nam có cùng mặt hàng với các đơn vị sản xuất bên Trung Quốc, họ sẽ bị cạnh tranh về mức giá, thậm chí, đối thủ có mức giá bằng giá bán buôn thì người bán hàng tại Việt Nam đã “điêu đứng”, CEO Velasboost phân tích.

Về hướng đi giúp doanh nghiệp Việt có cơ hội thoát "bẫy" giá rẻ, ông Vũ cũng cho rằng việc các công ty Trung Quốc cạnh tranh về giá không còn là câu chuyện mới, mà ngược lại đối với một đơn vị thuê gia công đồ điện tử, việc "đối đầu" đã gặp từ rất lâu nay.

Ông Vũ nhận định: "Quan điểm của chúng tôi, sản phẩm Temu là phân khúc giá rẻ, hàng không thương hiệu và phân khúc bình dân. Chúng tôi tập trung làm thương hiệu riêng, hàm lượng chất xám cao hơn, chỉ khi ấy mới không lo ngại sản phẩm từ Trung Quốc tràn vào. Đây cũng là hướng đi dài hạn nếu các doanh nghiệp muốn cạnh tranh với 'ông lớn' này".

Đã từ lâu người dùng hình thành những tệp khách hàng thích đồ giá rẻ, nhưng nếu doanh nghiệp biết tối ưu chi phí, sản phẩm khi đến tay khách hàng sẽ có giá thành không quá chênh lệch so với những mặt hàng không có thương hiệu, ông Vũ khẳng định.

Chí Hiếu
相关内容
推荐内容