【mallorca – celta】Dự án điện mặt trời xuất hiện ngày càng nhiều ở miền Trung: Nhà thầu ngoại giành ưu thế
. |
Liên tục khởi công
Trong nửa cuối năm 2018 và những ngày đầu tháng 1/2019,ựánđiệnmặttrờixuấthiệnngàycàngnhiềuởmiềnTrungNhàthầungoạigiànhưuthếmallorca – celta hàng loạt dự ánđiện mặt trời được khởi công tại khu vực miền Trung, trong đó tập trung nhiều nhất tại Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận.
Ninh Thuận được xem là “vựa” dự án điện mặt trời của cả nước. Theo thông tin Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh này, trong nửa cuối năm 2018 đã có 15 dự án điện mặt trời tiến hành các bước để xây dựng. Số dự án khởi công xây dựng tiếp tục gia tăng trong nửa đầu năm 2019, bởi theo ông Phan Văn Hậu, Phó chủ tịch tỉnh Ninh Thuận, UBND tỉnh đã cấp quyết định chủ trương đầu tưcho 30 dự án, với tổng công suất 1.788,79 MW.
Trong số các nhà máy điện mặt trời đã khởi công xây dựng và đang nhắm đến đích hòa lưới quốc gia trước tháng 6/2019 có thể kể đến các dự án như CMX Renewable Việt Nam của Công ty cổ phần Điện mặt trời Re Sun Seap Việt Nam; Nhà máy Điện mặt trời Mỹ Sơn; Nhà máy Điện mặt trời Phước Hữu; Điện mặt trời Bim 1, Bim 2, Bim 3…
Nếu xét về số lượng dự án điện mặt trời hiện diện tại các địa phương miền Trung thì Khánh Hòa có lẽ là địa phương “đáng mặt” trong cuộc đua năng lượng tái tạo với Ninh Thuận, khi địa phương này có hàng chục dự án đã được động thổ, khởi công xây dựng thời gian qua.
Đó là Dự án Điện mặt trời Tuấn Ân do Công ty cổ phần Điện mặt trời Tuấn Ân làm chủ đầu tư sắp hoàn thành, cùng nhiều dự án khác đã và đang chuẩn bị khởi công như Điện mặt trời KN Vạn Ninh, Nhà máy Điện mặt trời AMI, Nhà máy Điện mặt trời KN Cam Lâm, Nhà máy Điện mặt trời Điện lực miền Trung, Nhà máy Điện mặt Long Sơn…
Tại Bình Định, không ít dự án điện mặt trời đã hiện diện, như Nhà máy Điện mặt trời Cát Hiệp (huyện Phù Cát), Nhà máy Điện mặt trời kết hợp với điện gió của Công ty cổ phần Fujiwara của Nhật Bản...
Tại Phú Yên, theo ông Trần Hữu Thế, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, hiện có 7 dự án tại tỉnh này được Bộ Công thương phê duyệt vào Quy hoạch điện VII. Trong đó, 6 dự án đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư. Tiếp sau Dự án Điện mặt trời Hòa Hội động thổ xây dựng, thì các dự án điện mặt trời Xuân Thọ 1 và Xuân Thọ 2 với tổng vốn đầu tư gần 2.800 tỷ đồng cũng đã được khởi công xây dựng ngày 8/1/2019 tại huyện Sông Cầu.
“Việc khởi công các dự án đánh dấu sự khởi đầu phát triển năng lượng tái tạo của Phú Yên. Đây là một trong nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế- xã hội”, ông Trần Hữu Thế ghi nhận.
Nhà thầungoại vượt trội
Sterling Wilson, tập đoàn tư vấn và xây dựng các công trình điện mặt trời hàng đầu Ấn Độ đã hoàn tất hợp đồng tổng thầu thi công (Hợp đồng EPC) Dự án Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai của Tập đoàn Sao Mai, với giá trị gần 80 triệu USD (giai đoạn I).
Nhiều dự án điện tại Việt Nam có dấu ấn đậm nét của Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium (Power China - một nhà thầu đến từ Trung Quốc), như Gói thầu số 7 về thiết kế, cung cấp vật tư thiết bị, xây dựng và lắp đặt Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 (gói thầu EPC) thuộc Dự án Nhà máy Điện mặt trời Vĩnh Tân 2 do Liên danh nhà thầu Sinohydro Corporation Limited - Power China Kuming Engineering Corporation Limited Consortium đảm nhận.
Power China cũng là nhà thầu thực hiện các gói thầu quan trọng của dự án điện tái tạo Hồng Phong 1, Hồng Phong 2 thuộc Tổng công ty cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex).
Đây cũng chính là nhà thầu tham gia thực hiện Gói thầu DMS-8 về thiết kế, cung cấp, lắp đặt và thử nghiệm thiết bị quang điện thuộc Dự án Nhà máy Điện mặt trời Đa Mi; tham gia thực hiện gói thầu tại Dự án Nhà máy Thủy điện Sông Bung 4 (Quảng Nam)…
Trong khi đó, Dự án Nhà máy Điện mặt trời Bình Nguyên (Quảng Ngãi) do Hawee làm tổng thầu EPC, liên danh cùng Sharp Solar Solution Asia (SSSA - Nhật Bản) - Hawee IDC thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt.
Ông Dương Xuân Đệ, Tổng giám đốc Hawee Group khẳng định, Hawee IDC luôn có những giải pháp tối ưu để khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ được vận hành một cách đồng bộ, hoàn chỉnh, không phát thải khí nhà kính và các khí gây ô nhiễm môi trường.
Theo nhìn nhận của một số tập đoàn có uy tín về xây lắp tại Việt Nam, thị trường điện mặt trời Việt Nam đang chứng kiến làn sóng tham gia của các nhà thầu ngoại, với giá trị trúng thầu rất lớn về xây dựng, thiết bị, công nghệ…, thậm chí có dự án ký kết hợp đồng theo hình thức chìa khóa trao tay với tổng giá trị dự án lên đến 80%.
“Sân chơi điện mặt trời còn rất rộng, tiềm năng cho các nhà thầu Việt Nam vẫn rất lớn. Vấn đề là năng lực thế nào để có thể làm chủ công nghệ và dần thay thế các nhà thầu nước ngoài”, đại diện Tổng công ty Cienco 5 nhận định.
Có khoảng 50 dự án điện mặt trời được khởi công xây dựng
Theo thống kê chưa đầy đủ từ các ngành chức năng, hiện có khoảng 50 dự án điện mặt trời có công suất từ 30 MW đến 200 MW được khởi công xây dựng. Việc dồn dập khởi công này có phần do bị “ép” tiến độ để hưởng ưu đãi về giá, đồng thời do có nhiều nhà đầu tư ngoại đã nhảy vào thâu tóm, bởi đa phần các dự án đã được động thổ, khởi công xây dựng có bóng dáng các tập đoàn đến từ Thái Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Trung Quốc.
标签:
责任编辑:Nhận Định Bóng Đá