您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【keonhacasi】Theo đuổi mục tiêu củng cố tài khóa, quản lý chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng

Cúp C266666人已围观

简介Đặt mục tiêu tỷ lệ huy động nguồn ngân sách nhà nước 2021 - 2025 đạt 15 - 16% GDPCovid-19 tác động n ...

Đặt mục tiêu tỷ lệ huy động nguồn ngân sách nhà nước 2021 - 2025 đạt 15 - 16% GDP
Covid-19 tác động nợ công
Kiểm soát chặt nợ công,đuổimụctiêucủngcốtàikhóaquảnlýchặtchẽnghĩavụnợdựphòkeonhacasi tăng dư địa chính sách tài khóa
Quang cảnh hội thảo trực tuyến.
Quang cảnh hội thảo trực tuyến.

Kể từ khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Quản lý nợ công năm 2017, đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý nợ công tại Việt Nam từ Luật, Nghị định và các Thông tư hướng dẫn về cơ bản đã hoàn thành.

Trong giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nợ công được tăng cường chú trọng và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với việc Việt Nam kiên định theo đuổi mục tiêu củng cố tài khóa, quản lý chặt chẽ nghĩa vụ nợ dự phòng của ngân sách từ hoạt động cấp bảo lãnh Chính phủ và vay nước ngoài về cho vay lại.

Các chỉ tiêu an toàn nợ công được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong giới hạn trần nợ được Quốc hội phê chuẩn và giảm dần qua các năm, góp phần bồi đắp dư địa chính sách tài khóa để ứng phó hiệu quả với các cú sốc vĩ mô như Việt Nam đối mặt trong năm 2020.

Vấn đề đặt ra là công tác quản lý nợ cần cải cách như thế nào để một mặt đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện phát triển Việt Nam có những thay đổi căn bản, mặt khác tiến dần đến thông lệ tốt của quốc tế.

Trong giai đoạn tới, Việt Nam phải đối mặt với rủi ro vĩ mô gia tăng so với thời kỳ trước như rủi ro tăng trưởng kinh tế chững lại, mặt bằng lãi suất gia tăng, rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cũng như chi phí gia tăng do dân số bị già hóa.

Trong khi đó các nhà tài trợ nước ngoài đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.

Theo ông Trương Hùng Long - Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư.

Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối ngân sách, đầu tư công trung hạn, cũng như cho vay lại đối với các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập.

"Đối với vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Tuy vậy, chúng tôi nhận thức được rằng các khoản bảo lãnh Chính phủ có vai trò rất quan trọng giúp các tập đoàn, doanh nghiệp thực hiện các dự án thiết yếu, trọng điểm quốc gia có khả năng tiếp cận nguồn vốn thương mại lớn với quy mô lớn và chi phí vay ưu đãi hơn" - ông Long nói.

Yêu cầu đặt ra là cần có cơ cấu nợ hợp lý, cân đối giữa chi phí và rủi ro, giữa nghĩa vụ nợ trực tiếp và nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như năng lực quản lý của Việt Nam.

Trong bối cảnh đó, việc tăng cường năng lực cán bộ quản lý nợ, đặc biệt trong việc nắm vững các phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng, ứng dụng mô hình định lượng để tham mưu chính sách liên quan đến cấp và quản lý các khoản cho vay lại và khoản bảo lãnh Chính phủ một cách hiệu quả là ưu tiên hàng đầu.

Bộ Tài chính đánh giá cao sự hỗ trợ của Quỹ Tiền tệ quốc tế trong lĩnh vực này để hướng tới mục tiêu đảm bảo bền vững nợ trong trung, dài hạn.

Tags:

相关文章