88Point88Point

【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】Thực hư về tác hại dùng nhựa thông để vặt lông gà, vịt

Việc dùng nhựa thông để làm sạch lông gia cầm trong quá trình giết mổ không còn là chuyện xa lạ. Vào cuối năm 2012,ựchưvềtáchạidùngnhựathôngđểvặtlônggàvịmu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần dư luận đã từng xôn xao khi một số cơ quan báo chí phanh phui hàng loạt các cơ sở giết mổ vở Hậu Giang và Hà Nội sử dụng nhựa thông để vặt lông gà, vịt.

Không chỉ trong nước, mới đây, cơ quan chức năng Trung Quốc đã đình chỉ hoạt động của hai cơ sở kinh doanh chế biến vịt do phát hiện sử dụng nhựa thông trong quá trình giết mổ. Được biết nhựa thông là một chất bị Bộ Y tế Trung Quốc cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm dưới bất kỳ hình thức nào vì rất độc hại, có thể gây bệnh nan y đối với người dùng.

Hình ảnh làm sạch lông vịt trong nước nhựa thông tại Trung Quốc

Xung quanh vấn đề này, PV Chất lượng Việt Nam đã có cuộc trao đổi với chuyên gia công nghệ thực phẩm, TS. Nguyễn Duy Thịnh.

Theo ông Thịnh, nhựa thông là một loại chất rắn, màu trắng, hóa lỏng trong nước ở nhiệt độ cao. Đây là một loại hỗn hợp phức tạp các chất được tạo ra trong quá trình tổng hợp nhựa trong tự nhiên của gỗ mềm mà cụ thể ở đây chính là gỗ của cây Thông. Hàm lượng nhựa biến đổi 0.5-3.0% lượng gỗ khô tuyệt đối. Thành phần hóa học của nhựa thông có thể bị gia giảm, biến đổi phụ thuộc vào mục đích chế tạo, sử dụng của người sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết các loại nhựa thông đều chứa chất colofan (chiếm đến hơn 70%) – loại chất hóa học được nhiều người cho là có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Nhựa thông là một loại nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực công nghiệp như làm sơn, sản xuất polime, các loại keo, sản xuất vi mạch điện tử, làm nguyên liệu tổng hợp các chất hữu cơ.

TS. Thịnh cho biết, ứng dụng của nhựa thông chủ yếu phụ thuộc vào đặc tính kết dính của nó. Nhựa thông được xem là một loại keo có độ kết dính tốt nhất trong các loại keo chiết xuất từ nhựa cây. Cũng từ đặc điểm này, nhiều tiểu thương sinh ra “sáng kiến” dùng nhựa thông để vặt lông gà, vịt.

Giải thích về tác dụng của việc làm này, ông Thịnh cho biết: “Gia cầm, đặc biệt là vịt thường có nhiều lông tơ nhỏ, rất khó làm sạch. Nhựa thông với tính chất kết dính có thể làm các mảng lông kết lại, khi làm sạch chỉ cần tuốt một lượt là gia cầm sẽ sạch bong. Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian công sức lao động cho con người”.

Khác với suy nghĩ của nhiều người rằng dùng nhựa thông làm sạch lông gia cầm có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, TS. Nguyễn Duy Thịnh lại khẳng định: “Chỉ nhúng gà qua nước nóng chứa nhựa thông không đủ để làm các chất độc trong nhựa ngấm vào thực phẩm. Vì vậy không có căn cứ nào cho rằng việc dùng nhựa thông để làm sạch lông gà, vịt là gây hại”.

Dùng nhựa thông với dung lượng lớn, thường xuyên, người giết mổ gia cầm có nguy cơ làm hại chính mình (ảnh minh họa)

Ông Thịnh phân tích, thực tế, nhựa thông là một loại gel, khó hòa tan trong nước và thấm qua da. Để nhựa thông ngấm qua lớp da của gia cầm cần có những tác động vật lý, hóa học trong một khoảng thời gian dài. Chúng ta có thể chứng minh bằng điều này cách đem nhựa thông xoa lên tay và yên tâm rằng, nhựa thông không thể ngấm vào cơ thể vì tế bào biểu bi ở người và động vật có cấu tạo phức tạp, không phải hoạt chất nào cũng thấm qua được.

“Trong quá trình làm sạch lông gia cầm, tiểu thương chỉ nhúng qua vài phút rồi vớt ra rửa sạch, vì thế nhựa thông cũng sẽ theo nước thoát đi, không có khả năng tích tụ trên lớp da của gia cầm” – TS. Thịnh nói thêm. Nếu đặt giả thuyết người bán ngâm gà vịt quá tay trong nhựa thông thì lớp da của gia cầm cũng sẽ theo lông mà bong đi, làm mất tính thẩm mỹ. Vì vậy, “khả năng nhựa thông có thể ngấm vào gia cầm trong quá trình vặt lông là không thể”. TS. Thịnh khẳng định: “Chỉ khi người ta luộc gia cầm trong nước chứa nhựa thông thì mới đáng lo ngại. Tuy nhiên bình thường thì không ai làm vậy vì nhựa thông dính vào gia cầm, khi ăn sẽ có cảm giác rất đắng”.

Mặt khác, chất colofan được nhiều người nghi ngại là một chất độc rất ít khi xuất hiện trong cơ thể con người mà chủ yếu được sử dụng như một phụ gia công nghiệp. Vì thế, tại Việt Nam chưa có bất cứ công trình nào nghiên cứu về hoạt chất này. TS. Nguyễn Duy Thịnh chắc chắn: “Chưa có tài liệu nào nghiên cứu về colofan và độc tính của nó với sức khỏe. Trong danh mục các chất cấm sự dụng trng chế biến thực phẩm cũng không có loại chất này”.

Dù khẳng định việc dùng nhựa thông để vặt lông gà, vịt không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, TS. Nguyễn Duy Thịnh vẫn khuyến cáo người dân không nên sử dụng tràn lan phương pháp này. TS. Thịnh giải thích, khi nhựa thông sôi ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra khí a-mô-ni-ắc (NH3). Đây là một loại khí độc, có mùi khai, gây kích thích niêm mạc, mắt, dạ dày, gây co thắt cơ quan hô hấp, làm bỏng da. Hoạt chất này tuy không có khả năng thấm vào thịt gia cầm vì là một dạng khí, có thể thoát ra ngoài nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động và làm ô nhiễm môi trường. TS. Thịnh cảnh báo: “Nếu dùng nhựa thông với dung lượng lớn, thường xuyên, người giết mổ gia cầm có nguy cơ làm hại chính mình vì liên tục hít phải khí độc”.

Trương Thu Hường

赞(7)
未经允许不得转载:>88Point » 【mu vô địch ngoại hạng anh bao nhiêu lần】Thực hư về tác hại dùng nhựa thông để vặt lông gà, vịt