TheảiphápnângcaohiệuquảthựcthiquyềnsởhữutrítuệtạiViệkết quả leoneso Thanh tra Bộ KH&CN, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) có vai trò rất quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội các nước trên thế giới thông qua thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, cơ chế bảo hộ và thực thi quyền SHTT hiệu quả góp phần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ, qua đó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, bảo hộ quyền SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng đứng trước nhiều yêu cầu, thách thức mới đến từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử, giải trí dựa trên nền tảng kỹ thuật số, cũng như việc Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) với yêu cầu cam kết SHTT nói chung và thực thi quyền SHTT nói riêng ở mức độ cao, toàn diện, phạm vi các vấn đề điều chỉnh đa dạng hơn và nâng cao mức bảo hộ quyền SHTT so với chuẩn mực quốc tế được thiết lập trước đó. Trước những yêu cầu mới của hội nhập nhập kinh tế quốc tế, theo Thanh tra Bộ KH&CN, cần nhìn nhận tồn tại, vướng mắc nội sinh cần có giải pháp giải quyết, tháo gỡ trong hệ thống SHTT của nước ta suốt thời gian qua. Trong đó phải kể đến việc hành lang pháp lý, đặc biệt là các quy định, hướng dẫn cụ thể chi tiết cho lực lượng làm công tác thực thi quyền SHTT chưa hoàn thiện. Việc xử lý xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hành chính lại là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất, vai trò của thực thi quyền SHTT bằng biện pháp dân sự chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Ảnh minh hoạ. |