【da bong truc tiep hom nay】Nông thôn mới đang “khát” điện
作者:La liga 来源:Cúp C2 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 14:28:17 评论数:
Một trong 19 tiêu chí để đạt xã chuẩn về nông thôn mới là phải có ít nhất 99% hộ dân được sử dụng điện an toàn. Thế nhưng tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở Bình Phước hiện chỉ đạt 91,ớiđangldquokhaacutetrdquođiệda bong truc tiep hom nay58%, thấp nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Điều đáng quan tâm là kế hoạch bố trí nguồn vốn để đầu tư cho các xã điểm nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới đến nay vẫn chưa có tiếng nói chung giữa ngành điện và Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Trong khi đó, 27 ngàn hộ dân từ nông thôn đến đô thị đang phải từng ngày, từng giờ chờ điện.
TỪ ĐÔ THỊ ĐẾN NÔNG THÔN ĐỀU THIẾU ĐIỆN
Gia đình bà Nguyễn Thị Ngoãng là hộ cận nghèo thuộc tổ 7, khu phố 3, phường Tân Đồng (TX. Đồng Xoài). Do nhu cầu sử dụng nguồn điện thắp sáng và sinh hoạt, năm 2007, người dân trong khu phố 3 quyên góp mỗi hộ hơn 5 triệu đồng để tự kéo điện về. Tuy nhiên, khoảng cách các gia đình ở khá xa nên để có nguồn điện sinh hoạt, 3-4 hộ phải đấu nối chung một đồng hồ điện. Vì vậy, mỗi tháng gia đình bà Ngoãng dùng tiết kiệm đến mấy cũng trả ít nhất 200 ngàn đồng tiền điện. Gia đình bà thuộc diện cận nghèo, để đóng được số tiền trên không đơn giản chút nào. “Ngoài gia đình bà Ngoãng còn có hơn 20 hộ trong khu phố 3, phường Tân Đồng phải chi trả tiền điện sinh hoạt với giá bình quân từ 2.500 đến 3.000 đồng/kWh”, ông Trần Lộc, Tổ trưởng tổ 7, khu phố 3, phường Tân Đồng cho biết.
Người dân ấp 8, xã Tân Lập (Đồng Phú) tự giác hiến đất để ngành điện |
Các hộ dân ở ấp 7 cho biết, giá điện đến người tiêu dùng thường nằm ở mức từ 3.500 đến 4.000 đồng/kWh. Điều đáng nói là người dân tự đấu nối và chia điện cho nhau nên nguồn điện dùng rất yếu. Điện yếu thì không thể phục vụ sản xuất. Vì vậy, nhu cầu đưa điện về nông thôn là nỗi mong chờ của người dân trên con đường xây dựng nông thôn mới. Anh Nguyễn Đức Thanh ở ấp 7, xã Lộc Hưng than thở: 7 người trong gia đình chỉ sống dựa vào nguồn thu từ cây lúa, muốn chăn nuôi thêm heo, gà để tăng thu nhập, nhưng vì không có điện nên không thể bơm nước tắm cho đàn heo. Còn nuôi gà theo hướng công nghiệp thì không có điện để sưởi ấm. Mọi dự định làm ăn của gia đình anh đành gác lại.
Lộc Hưng là một trong hai xã điểm của huyện Lộc Ninh triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới từ nay đến năm 2015. Thế nhưng đến nay, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện chỉ đạt 80%. Cũng nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ dân ở xã Tân Phước (Đồng Phú) sử dụng điện cũng mới đạt 65%. Thậm chí nhiều ấp vẫn còn trắng nguồn điện. Tại xã Tiến Hưng (TX. Đồng Xoài), tỷ lệ hộ dân có điện sinh hoạt hiện đã đạt trên 90%. Thế nhưng để có được tỷ lệ này, người dân trong xã phải tự đầu tư đường dây và chia sẻ nguồn điện với nhau nên giá thành mỗi kWh điện đến người tiêu thụ là trên 2.000 đồng.
VỐN ĐẦU TƯ LƯỚI ĐIỆN NÔNG THÔN MỚI CHƯA CÓ
Ông Đỗ Văn Hờn, Phó giám đốc Công ty điện lực Bình Phước cho biết, nhu cầu sử dụng điện của người dân vùng nông thôn là rất lớn, nhưng chi phí đầu tư lại quá cao. Nhiều nơi khi đưa điện về đến nhà dân thì mức đầu tư của mỗi hộ phải từ 10 đến 15 triệu đồng. Điều đó dẫn đến đầu tư không hiệu quả cả về kinh tế lẫn kỹ thuật. Mặt khác, vốn của ngành điện hạn hẹp, cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ Nhà nước chưa kịp thời; hành lang an toàn lưới điện cũng như công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn.
Tốc độ tăng trưởng bình quân cho việc đầu tư lưới điện trên địa bàn tỉnh hàng năm tăng trên 18%. Trong năm 2011 và 2012, ngành điện đã đầu tư trên 111 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau để đưa điện về nông thôn. Thế nhưng, tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện an toàn trong tỉnh tính đến cuối năm 2011 chỉ đạt 91,58%. Nếu nỗ lực lắm thì đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện cũng chỉ đạt 92%. Vì vậy, Bình Phước là tỉnh có tỷ lệ hộ dân sử dụng điện an toàn thấp nhất cả nước. Theo khái toán của Công ty Điện lực tỉnh, để đảm bảo số hộ dân sử dụng điện đạt tỷ lệ theo tiêu chí của nông thôn mới thì Bình Phước cần đến 105 tỷ đồng. Đây chỉ là mức đầu tư dành cho 20 xã điểm từ nay đến năm 2015. Nếu tính hết cả tỉnh thì mức đầu tư phải tăng đến 557 tỷ đồng, chưa tính đến tiền bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc đầu tư lưới điện nông thôn thường kéo dài do khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng. Bình quân từ khi triển khai đến khi hoàn thành phải mất ít nhất 2 năm/xã. Thế nhưng nguồn vốn đầu tư hệ thống lưới điện phục vụ cho những xã nằm trong lộ trình xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2015 vẫn chưa có, ông Đỗ Văn Hờn khẳng định.
KINH NGHIỆM TỪ XÃ ĐIỂM TÂN LẬP
Tân Lập là một trong 11 xã điểm của toàn quốc triển khai thí điểm mô hình xây dựng nông thôn mới. Từ kinh nghiệm đầu tư lưới điện của xã này cho thấy, ngoài việc đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, công tác vận động người dân cùng tham gia sẽ quyết định đến thành công của chương trình. Trước khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện của ấp 8 chỉ đạt 70%. Song tỷ lệ này hiện đã tăng đến 90%. Theo Bí thư chi bộ ấp 8 Hoàng Văn Hưng, để đưa điện đến với người dân nông thôn, trước hết cán bộ thôn, ấp phải đi đầu trong việc thực hiện nghĩa vụ công dân trước cộng đồng. Sau đó là vận động, lần một không được thì đến lần hai, lần ba... Ngoài công tác vận động, việc tự giác chung tay hiến đất, giải phóng mặt bằng nhằm tạo điều kiện cho ngành điện thi công cũng là một trong những yếu tố then chốt để đưa điện về nông thôn. Bởi trong chương trình xây dựng nông thôn mới, hầu hết các tiêu chí đều do người dân lựa chọn và quyết định, trong đó có đến 70% kinh phí là người dân tự đóng góp. Hiểu được điều đó, anh Nguyễn Khắc Lê ở ấp 8, xã Tân Lập đã hiến 360 cây cao su (tương đương gần 1 ha đất) để tạo điều kiện cho người dân trong ấp có điện sử dụng.
Bình Phước hiện còn đến 27 ngàn hộ dân vùng nông thôn đang cần điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Và để đáp ứng được nhu cầu này phải cần đến 557 tỷ đồng đầu tư hệ thống lưới điện và trạm biến áp. Trên thực tế, nguồn vốn này vẫn chưa được bố trí do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là việc phân kỳ đầu tư, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tìm kiếm, bố trí nguồn vốn hiện vẫn chưa có tiếng nói chung giữa ngành điện với Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh.
Đông Kiểm