【nhân đinh bong đa hôm nay】Thẩm quyền của Hải quan trong xử phạt vi phạm hoạt động thương mại, hàng giả, hàng cấm

时间:2025-01-10 07:43:17 来源:88Point
Thu giữ lô hàng rượu có hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia
Hải quan Quảng Ninh tịch thu hàng vi phạm trị giá hơn 9,ẩmquyềncủaHảiquantrongxửphạtviphạmhoạtđộngthươngmạihànggiảhàngcấnhân đinh bong đa hôm nay6 tỷ đồng
Vướng phân định thẩm quyền xử phạt khi kiểm tra địa điểm tập kết hàng hoá
Cụ thể nhiều quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Hải quan Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính trên 6 tỷ đồng
Lợi dụng thương mại điện tử bán hàng giả, hàng nhái
Hải quan TPHCM: Ngăn chặn hàng vi phạm trị giá trên 465 tỷ đồng
2949 10 5723 11 0146 hq tan thanh
Ngày 20/8, Chi cục Hải quan Tân Thanh (Lạng Sơn) chủ trì, phối hợp phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hóa có dấu hiệu giả mạo. Ảnh: Minh Tuấn

Sản xuất hàng giả, cá nhân có thể bị phạt đến 200 triệu đồng

Trong bối cảnh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT), hàng giả đang có chiều hướng gia tăng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98 nhằm giúp các bộ, ngành, lực lượng chức năng có thêm công cụ để quản lý hiệu quả, xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm.

Nghị định 98 gồm 91 điều, bổ sung nhiều chế tài quy định về hành vi VPHC, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản VPHC, thẩm quyền xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các hành vi VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nghị định 98 quy định cụ thể mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể lên tới 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức. Trong khi đó, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.

Đối với các cá nhân có hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 70 triệu đồng phụ thuộc vào giá trị hàng giả tương đương với hàng thật. Đối với hành buôn bán hàng giả là thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế… mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi.

Mở rộng thẩm quyền xử phạt của Hải quan

Theo đại diện Vụ Pháp chế, Tổng cục Hải quan, so với các quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP, các quy định tại Nghị định 98 lần này đã được bổ sung, mở rộng thêm. Việc Nghị định 98 bổ sung, nới rộng thẩm quyền xử phạt VPHC sẽ góp phần giúp cơ quan Hải quan thuận lợi hơn khi áp dụng triển khai vào thực tế khi có phát sinh các vụ việc.

Đại diện Vụ Pháp chế cho biết, tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 124/2015/NĐ-CP cũng đã quy định về thẩm quyền của cơ quan Hải quan. Tuy nhiên, hai Nghị định này mới quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan đối với các cá nhân. Do đó, tại Nghị định 98 lần này, cơ quan soạn thảo đã bổ sung, thêm mới thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan đối với tổ chức. Điều này cho thấy, vai trò của cơ quan Hải quan trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý các vụ việc phát sinh liên quan đến lĩnh vực này ngày càng quan trọng.

Cụ thể, tại Điều 84 quy định thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan. Trong đó, công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 500 nghìn đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1 triệu đồng đối với tổ chức.

Đội trưởng thuộc chi cục hải quan, đội trưởng thuộc chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền phạt cảnh cáo; phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10 triệu đồng đối với tổ chức.

Còn chi cục trưởng chi cục hải quan; chi cục trưởng chi cục kiểm tra sau thông quan; đội trưởng đội kiểm soát thuộc cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đội trưởng đội kiểm soát chống buôn lậu; hải đội trưởng hải đội kiểm soát trên biển; đội trưởng đội kiểm soát bảo vệ quyền SHTT thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan, có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với tổ chức, tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức tiền phạt 25 triệu đồng (đối với cá nhân) và không vượt quá 50 triệu đồng (đối với tổ chức). Ngoài ra, thẩm quyền còn được áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định 98.

Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, cục trưởng cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 50 triệu đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100 triệu đồng đối với tổ chức. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá 50 triệu (đối với cá nhân) và không vượt quá 100 triệu (đối với tổ chức) và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3, Điều 4 của nghị định 98.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến mức tối đa quy định tại nghị định này; tịch thu tang vật, phương tiện VPHC và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d và e khoản 3, Điều 4 của nghị định này.

Thêm nhóm hành vi vi phạm được quy định rõ

Bên cạnh việc giữ nguyên một số hành vi vi phạm trong hoạt động thương mại thuộc thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan như quy định trước đây, Nghị định 98 đã bổ sung thêm các hành vi vi phạm khác mà cơ quan Hải quan có quyền xử phạt theo thẩm quyền.

Đó là các hành vi liên quan đến sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, giao nhận hàng cấm (Điều 8); hành vi vi phạm về hàng hóa cấm XK, cấm NK (Điều 36); hành vi vi phạm về hàng hóa tạm ngừng XK, tạm ngừng NK (Điều 37); hành vi vi phạm về hạn ngạch, giấy phép XK, giấy phép NK hàng hóa (Điều 38); hành vi vi phạm về ủy thác XNK hàng hóa (Điều 39); hành vi vi phạm về tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng hóa (Điều 40); hành vi vi phạm về chuyển khẩu hàng hóa (Điều 41); hành vi vi phạm về quá cảnh hàng hóa (Điều 42); hành vi vi phạm về hoạt động của cửa hàng miễn thuế (Điều 43); hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa XNK (Điều 44); hành vi vi phạm về gia công hàng hóa có yếu tố nước ngoài (Điều 45); hành vi vi phạm về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (Điều 70).

Theo quy định, Nghị định 98 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10, bãi bỏ Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 141/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Theo đánh giá của một số cơ quan chức năng, các quy định tại Nghị định 98 đang được kỳ vọng đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền SHTT tuệ, hàng giả đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.

推荐内容