【kq bd bo dao nha】3 dấu ấn đáng ghi nhận của công tác tài chính
Thu tốt,ấuấnđángghinhậncủacôngtáctàichíkq bd bo dao nha chi tốt và quản lý tốt
Theo ĐB Trần Quang Chiểu (Nam Định), Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, công tác tài chính- NSNN thời gian qua đã có 3 dấu ấn đáng ghi nhận.
Dấu ấn thứ nhất là an ninh nền tài chính quốc gia được đảm bảo, thể hiện rõ ở 2 chỉ tiêu. Đó là nợ công và bội chi. Nợ công giảm nhanh qua các năm. Nếu năm 2016 là 64,89% và sát trần Quốc hội cho phép thì năm 2018 đã giảm còn 61,4%.
Cùng với đó, bội chi thấp dần về mức theo nghị quyết của Đảng, Quốc hội và thông lệ quốc tế. Nếu như năm 2015 bội chi là 5%GDP; 2016 là 5,52% GDP, thì đến năm 2018 chỉ còn 3,67% GDP.
Dấu ấn thứ hai, theo ông Chiểu là cơ cấu chính sách tài khoá ngày càng vững chắc. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ thu nội địa tăng nhanh, chi cho đầu tư phát triển được nâng lên rất nhanh, thời gian vay nợ còn lại trong nợ công nâng lên, lãi suất vay giảm.
Phân tích cụ thể hơn, vị ĐB tỉnh Nam Định cho hay: Thu nội địa năm 2015 chiếm 73,1%; năm 2016 là 77,4% và đến năm 2018 đã lên đến 83,3% trên tổng thu NSNN. Trong khi đó, thu dầu thô năm 2015 là 6,7% trên tổng thu, 2016 là 3,6%, thì đến năm 2018 chỉ còn 2,72% tổng thu NSNN.
Chi cho đầu tư phát triển đã tăng dần qua các năm: Năm 2015 chi đạt 17,4% trong tổng chi ngân sách; năm 2016 đạt 20,1% thì đến năm 2018 chi cho đầu tư phát triển đã đạt 26,78% (tăng trên 11% so với năm 2015).
Cùng với đó, thời gian cho vay bình quân còn lại của nợ đã được cải thiện theo hướng tăng, theo đó, năm 2015 là 4,5 năm; 2016 là 5,98 năm; và năm 2018 là 6,73 năm.
Lãi vay bình quân phải trả đã thấp dần qua các năm. Năm 2015 là 7%; năm 2016 còn 6,73%; và đến năm 2018 chỉ còn 6,5%.
Dấu ấn thứ ba được ông Trần Quang Chiểu đề cập đến đó là công tác cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã có bước tiến rất dài. Theo ông, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành, địa phương đã có nỗ lực cải cách đáng ghi nhận. Riêng lĩnh vực thuế, hải quan đã cắt giảm 174 thủ tục, đơn giản hoá 894 thủ tục, thực hiện nộp thuế, hoàn thuế điện tử ở các tỉnh, thành phố; áp dụng cơ chế một cửa quốc gia… Kết quả, giờ nộp thuế giảm từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Do đó chỉ số tuân thủ thủ tục về thuế thấp nhất trong nhóm các thủ tục hành chính.
“Với 3 dấu ấn trên, công tác tài chính 3 năm qua đã đạt được 3 tốt: thu tốt, chi tốt và quản lý tốt góp phần quan trọng để đất nước ta có cơ hội được tín nhiệm quốc tế như ngày hôm nay, niềm tin của nhà đầu tư và người dân được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, thành tích mang tính lịch sử trong điều hành chính sách tài khoá 3 năm qua đó là không những đảm bảo cho chi thường xuyên, chi trả nợ lãi vay và chi trả phí vay mà đã tích luỹ chi cho đầu tư phát triển, tuy số tiền không lớn nhưng có ý nghĩa to lớn về điều hành” – ĐB Trần Quang Chiểu đánh giá
Để đảm bảo nền tài chính an ninh thực sự an toàn, quy mô ngân sách lành mạnh, ĐB Trần Quang Chiểu cho rằng, cần thực hiện cho được chiến lược cải cách của ngành Thuế và sớm khắc phục tình trạng nguồn lực tài chính quốc gia bị phân tán, NSNN quản lý không tập trung như hiện nay.
Vẫn còn lãng phí trong chi tiêu
Cũng ghi nhận nỗ lực của Chính phủ, ĐB Leo Thị Lịch (Bắc Giang) cho biết: Việc thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ kết hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt đã tạo nên nền tảng cho ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển KT-XH.
Tuy nhiên, bà Lịch nhấn mạnh một số vấn đề cần đánh giá kỹ hơn. Trước tiên, về thu NSNN, đánh giá chung là vượt dự toán nhưng 3 khu vực kinh tế lớn đều không đạt dự toán. Chính phủ cần phân tích nguyên nhân để đảm bảo tính khả thi trong bối cảnh chúng ta đang tiến hành hội nhập, thực thi các hiệp định thương mại cắt giảm thuế quan ngày càng tác động mạnh mẽ tới thu NS, qua đó đảm bảo ổn định vĩ mô.
Một vấn đề nữa được ĐB Leo Thị Lịch đặt ra là trong điều kiện ngân sách quốc gia chưa “dư dả”, phần chi cho đầu tư phát triển chủ yếu vẫn từ nguồn đi vay. Tuy nhiên, tình trạng lãng phí vẫn xảy ra ở nhiều lĩnh vực, nổi cộm là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Ngoài thất thoát lãng phí do không kiểm soát được chất lượng hiệu quả dự án, chậm tiến độ,… thì việc chuyển nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là rất lớn. Nhiều dự án vốn vay chậm giải ngân chủ yếu do yếu tố chủ quan. Điều này cần phải sớm được khắc phục.
Trong chi thường xuyên, theo ĐB tỉnh Bắc Giang, vẫn còn nhiều khoản mua sắm các thiết bị đắt tiền quá mức mà không sử dụng hết công năng; chi hội thảo, hội nghị, khánh tiết, kỷ niệm còn “dềnh dàng” và tổ chức hoành tráng gây tốn kém. Nhiều khoản chi khá lớn không sử dụng hết phải hủy bỏ gây lãng phí nguồn lực trong khi còn nhiều khoản chi khác đang thiếu vốn.
Việc huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách và phối hợp các nguồn ngân sách cho đầu tư phát triển, theo bà Lịch là hoàn toàn khả thi và có hiệu quả xã hội to lớn.
“Vấn đề ở đây là chính sách đặt ra phải chặt chẽ để không bị lợi dụng và phải ổn định để nhà đầu tư yên tâm bỏ vốn. Vừa qua, Bộ Tài chính đã yêu cầu dừng thanh toán các dự án BT (xây dựng – chuyển giao) để chờ hướng dẫn mới chặt chẽ hơn là một yêu cầu cần thiết nhưng có lẽ cũng cần phải khẩn trương ban hành chính sách mới thay thế vì các dự án này ở địa phương đang bị đình trệ, ảnh hưởng tới nhà đầu tư” – bà Leo Thị Lịch nói.