当前位置:首页 > Cúp C1

【bảng xếp hạng giải bóng đá argentina】Sử dụng tài sản công để thanh toán cho dự án BT: Phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: TT

Toàn cảnh cuộc họp báo. Ảnh: TT

TheửdụngtàisảncôngđểthanhtoánchodựánBTPhảithựchiệntheonguyêntắcnganggiábảng xếp hạng giải bóng đá argentinao đó, một nguyên tắc cốt lõi là việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư (NĐT) dự án BT được thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

Tài sản công phải được xác định theo giá thị trường

Giới thiệu khái quát nghị định, ông La Văn Thịnh - Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) cho biết, đây là nghị định cuối cùng trong 15 nghị định hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Theo ông, so với quy định hiện hành thì ngoài cơ chế thanh toán bằng quỹ đất được kế thừa từ Quyết định số 23/2015/QĐ-TTg, nghị định đã bổ sung việc sử dụng một số loại tài sản công khác để thanh toán cho NĐT dự án BT, gồm: quỹ đất; đất, nhà và tài sản khác gắn liền với đất (trụ sở làm việc) của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập…; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; các loại tài sản công khác, theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Nguyên tắc thanh toán dự án BT bằng tài sản công cũng được quy định rõ tại nghị định. Đó là giá trị tài sản công phải được xác định theo giá thị trường, theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán. Nghị định quy định, việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho NĐT khi thực hiện dự án BT theo nguyên tắc ngang giá - giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán. Cụ thể: Giá trị tài sản công được xác định theo giá thị trường theo quy định của pháp luật tại thời điểm thanh toán; giá trị dự án BT được xác định theo kết quả đấu thầu. Đây là vấn đề được ông La Văn Thịnh nhấn mạnh, bởi nếu thực hiện nguyên tắc ngang giá, thì không thể có chuyện “làm một cây cầu 200 tỷ đồng mà giao miếng đất 2.000 tỷ đồng”.

Một trong những nội dung mới, theo vị lãnh đạo Cục Quản lý công sản, đó là sử dụng tài sản công để thanh toán cho NĐT dự án BT phải được tổng hợp, phản ánh vào ngân sách nhà nước (NSNN). Thời điểm thanh toán đối với trường hợp thanh toán bằng quỹ đất hoặc trụ sở làm việc là thời điểm UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất cho NĐT; thời điểm thanh toán đối với trường hợp thanh toán bằng tài sản kết cấu hạ tầng và các loại tài sản công khác là thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao tài sản cho NĐT.

Đáng chú ý, khoản lãi vay trong phương án tài chính của hợp đồng BT đối với phần giá trị công trình dự án BT hoàn thành theo tiến độ, chấm dứt kể từ thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định giao đất, cho thuê đất, giao tài sản cho NĐT.

Sử dụng trụ sở thanh toán cho NĐT, phải được Thủ tướng chấp thuận

Một trong những điểm đáng chú ý của nghị định đó là việc sử dụng tài sản công là quỹ đất và trụ sở làm việc để thanh toán cho NĐT dự án BT.

Việc sử dụng quỹ đất thanh toán cho NĐT trong thời gian qua đã phát huy hiệu quả, thông qua việc huy động các nguồn lực của khu vực tư nhân và cung cấp các dịch vụ công, giảm áp lực lên nguồn NSNN. Tại nghị định đã quy định 2 nhóm quỹ đất được sử dụng để thanh toán cho NĐT gồm: đất chưa giải phóng mặt bằng và đất đã giải phóng mặt bằng.

Việc lựa chọn quỹ đất thanh toán cho NĐT phải đảm bảo đúng quy định như sau: đất thuộc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; việc thu hồi đất đối với quỹ đất thanh toán cho NĐT phải tuân thủ đúng quy định; trường hợp sử dụng quỹ đất đã hoàn thành giải phóng mặt bằng để thanh toán cho NĐT thì UBND cấp tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án. Tương tự, nếu sử dụng trụ sở làm việc để thanh toán cho NĐT cũng phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Về xác định giá trị quỹ đất thanh toán, nghị định đã quy định rõ: Giá trị quỹ đất thanh toán thực tế là giá trị quỹ đất thanh toán sau khi đã được điều chỉnh theo các phụ lục hợp đồng BT và đảm bảo nguyên tắc ngang giá, giá trị dự án BT tương đương với giá trị tài sản công thanh toán.

Như vậy, trong trường hợp sử dụng “đất sạch” và trụ sở làm việc để thanh toán cho NĐT, thì UBND cấp tỉnh phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá.

Trước thắc mắc về những sai phạm khi thực hiện “đổi đất lấy hạ tầng”, liệu nghị định mới ban hành có khắc phục được không, ông La Văn Thịnh cho biết, “nghị định mới sẽ khắc phục cực kỳ triệt để”. Bởi, nghị định đã quy định rõ về nguyên tắc xử lý chuyển tiếp tại Điều 17, Khoản 1. Theo đó, các bên sẽ ngồi lại với nhau, căn cứ trên các quy định của pháp luật về ngân sách, đất đai, xây dựng và các văn bản pháp luật có liên quan để có phương án thực hiện. “Xử lý chuyển tiếp quy định như vậy là rất có lý, có tình” - ông La Văn Thịnh nói.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/10/2019 và trực tiếp thực hiện ngay, không cần thông tư hướng dẫn. Đây là một trong những quy định được mong chờ nhất trong số các văn bản hướng dẫn Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, được cho là sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho NĐT BT.

Minh Anh

分享到: