【kèo 3/4 là bao nhiêu】Thu phí cao tốc Nhà nước đầu tư không dẫn đến “phí chồng phí”

[Ngoại Hạng Anh] 时间:2025-01-26 21:41:59 来源:88Point 作者:World Cup 点击:35次
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng,ícaotốcNhànướcđầutưkhôngdẫnđếnphíchồngphíkèo 3/4 là bao nhiêu quy định thu phí cao tốc Nhà nước đầu tưlà phù hợp.

Quan điểm trên được nêu tại báo cáo một số nội dung lớn về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Đường bộ, vừa được gửi tới các vị đại biểu Quốc hội chuyên  trách.

Cùng với Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ sẽ được thảo luận tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách, sáng 27/3.

Trước đó, thảo luận tại Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, có ý kiến đề nghị nghị đánh giá sự cần thiết quy định thu phí sử dụng đường cao tốc trên tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư, sở hữu, quản lý và khai thác.

Thường trực cơ quan thẩm tra cho biết, thực hiện chủ trương của Quốc hội tại các nghị quyết phê duyệt đầu tư các tuyến đường cao tốc, Bộ GTVT đã triển khai nghiên cứu phương án thu phí trên các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư. Đồng thời, đánh giá tác động trong trường hợp thu phí và không thu phí đối với các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Theo đó, các tuyến đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đều có đường quốc lộ song hành, cho phép người tham gia giao thông có quyền lựa chọn sử dụng đường cao tốc hoặc đường quốc lộ.

Người tham gia giao thông trên đường cao tốc được hưởng nhiều lợi ích hơn do tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí vận tải, chi phí nhiên liệu, chi phí khấu hao phương tiện, báo cáo nêu.

Thường trực cơ quan thẩm tra cũng nhìn nhận, hình thức thu phí sử dụng đường bộ hiện tại chưa phân loại được người sử dụng đường bộ thông thường và người sử dụng đường bộ cao tốc (được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn).

Do đó, để bảo đảm sự phù hợp giữa mức phí đóng góp và chất lượng dịch vụ được hưởng của người sử dụng, căn cứ trên nguyên tắc người sử dụng có quyền lựa chọn tuyến song hành, nếu sử dụng dịch vụ có chất lượng cao hơn thì phải trả chi phí cao hơn, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho rằng, quy định thu phí cao tốc Nhà nước đầu tư là phù hợp, không dẫn đến phí chồng phí.

Vì vậy, Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị cho giữ quy định này, có chỉnh sửa cho chặt chẽ về nội dung và kỹ thuật lập pháp (Điều 50 dự thảo) và quy định sửa đổi, bổ sung quy định của Luật Phí và lệ phí tại khoản 1 Điều 84 dự thảo luật tiếp thu, chỉnh lý.

Ngoài vấn đề trên, ý kiến đề nghị cân nhắc quy định tại khoản 8 Điều 50 về dự ánđầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư, vì chưa phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cũng được Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh hồi âm.

Nhận thấy ý kiến này là xác đáng, sau khi thảo luận, thống nhất ý kiến với Ban soạn thảo, Thường trực cơ quan thẩm tra nêu rõ, thực tế thời gian qua, quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) gặp vướng mắc trong thực hiện một số dự án đầu tư đường cao tốc theo hình thức PPP, vì nếu tính cả giá trị tài sản kết cấu hạ tầng đường bộ hiện hữu vào tỷ lệ vốn nhà nước trong dự án thì tỷ lệ vốn nhà nước thường cao hơn mức cho phép quy định tại Luật PPP nên rất khó thực hiện.

Đối với trường hợp mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa đường cao tốc theo phương thức PPP, nếu không cho phép thu phí trực tiếp từ người sử dụng, thì sẽ xảy ra trường hợp một số tuyến đường cao tốc hiện đang thu phí của người tham gia giao thông, khi cải tạo, nâng cấp, mở rộng lại không được thu phí.

Mặt khác thời gian qua, một số tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng theo quy mô phân kỳ, trong thời gian tới cần tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận tải phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và hoàn thiện theo quy mô quy hoạch đã được phê duyệt. Đồng thời, một số tuyến đường bộ đang khai thác có nhu cầu cải tạo, nâng cấp thành đường cao tốc cũng cần cho phép thu phí trực tiếp từ người tham gia giao thông để huy động nguồn lực.

Đối với quy định hòa chung nguồn vốn nhà nước với vốn thực hiện dự án của nhà đầu tư, doanh nghiệp, hiện nay, Luật PPP quy định bố trí vốn theo 2 phương thức (bố trí vào hạng mục cụ thể hoặc tách thành tiểu dự án), không có phương thức hòa nguồn vốn nhà nước. Thực tế cho thấy việc bố trí theo cả 2 phương thức này đều rất khó áp dụng đối với dự án giao thông. Đối với một số dự án trong thời gian qua đã áp dụng việc bố trí vốn theo phương thức vốn nhà nước hòa chung với vốn thực hiện dự án của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, cho thấy cơ bản không phát sinh khó khăn khi thực hiện, giải quyết nhiều vướng mắc.

Nhà nước chỉ giải ngân phần vốn góp sau khi nhà đầu tư giải ngân vốn chủ sở hữu và đủ điều kiện giải ngân phần vốn vay; đồng thời vốn nhà nước được giải ngân căn cứ khối lượng hoàn thành, được nghiệm thu; có các điều kiện chi tiết về hồ sơ thanh toán, quyết toán.

Phương án này giúp việc quản lý nhà nước cũng như việc giải ngân được thuận lợi, do không cần phân định cụ thể trong một hạng mục phần nào sử dụng vốn nhà nước, phần nào sử dụng vốn nhà đầu tư để thực hiện; Nhà nước căn cứ vào toàn bộ khối lượng đã hoàn thành, được nghiệm thu để giải ngân.

Trường hợp sử dụng các phương thức bố trí vốn theo Luật PPP hiện hành (không có cơ chế hòa vốn, chỉ có phương thức tiểu dự án hoặc bố trí vào hạng mục theo tỷ lệ), việc giải ngân, thanh toán rất phức tạp và khó thực hiện, dễ phát sinh vướng mắc do: rất khó phân định chính xác tỷ lệ vốn nhà nước trong từng hạng mục, hoặc xác định hạng mục có giá trị trùng với vốn nhà nước để phân bổ; trong quá trình thi công, giá trị một số hạng mục cụ thể có thể thay đổi (tổng chi phí không đổi), dẫn đến giá trị nghiệm thu hạng mục này không trùng với chi phí dự kiến ban đầu…

Mặt khác, phương thức hoà chung nguồn vốn cho phép áp dụng tiêu chí vốn góp của Nhà nước thấp nhất để tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư. Thực tiễn thực hiện một số dự án vừa qua cho thấy đã tiết kiệm qua đấu thầu cho ngân sách nhà nước.

Do đó, việc sửa đổi quy định của Luật PPP vừa giải quyết được vướng mắc trong thực tiễn, góp phần huy động nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước; đồng thời vẫn bảo đảm được nguyên tắc chính sách này chỉ áp dụng với đường cao tốc không phải là đường độc đạo, bảo đảm người dân có quyền lựa chọn sử dụng đường cao tốc có thu phí hoặc đường quốc lộ không thu phí.

Căn cứ các quy định của pháp luật PPP, cơ quan có thẩm quyền sẽ tính toán phương án tài chính, bảo đảm nguyên tắc nhà đầu tư chỉ được thu phí hoàn vốn đối với giá trị nhà đầu tư thực hiện để cải tạo, mở rộng, nâng cấp (không tính giá trị phần đường hiện hữu trong phương án tài chính của dự án cải tạo, nâng cấp để thu hồi vốn).

Để khắc phục vướng mắc trên, Thường trực Ủy ban thẩm tra đề nghị tiếp thu, chỉnh lý, theo hướng quy định sửa đổi, bổ sung Điều 45, Điều 70 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容