【ket cup c2】Hai họa sĩ Hà Nội vào phương Nam làm triển lãm

时间:2025-01-12 13:42:40 来源:88Point

Triển lãm Giao hòa – thu 2023vừa được khai mạc tại không gian mỹ thuật TheọasĩHàNộivàophươngNamlàmtriểnlãket cup c2 World ArtSpace, TP.HCM, trưng bày 26 tác phẩm lụa, sơn dầu, tổng hợp… của hai họa sĩ Bùi Việt Dũng và Phạm Tô Chiêm.

Hai họa sĩ trong buổi khai mạc triển lãm. 

Hai họa sĩ có mối quan hệ tâm giao, là những người đồng hành trên con đường nghệ thuật. Dù mỗi người một phong cách sáng tạo riêng nhưng rất gắn bó, hòa hợp với nhau. Điểm chung của hai người họa sĩ là cùng chọn biểu hiện để thể hiện ngôn ngữ nghệ thuật, sau những chặng dài hoạt động nỗ lực.

Cả hai cùng miệt mài vẽ mỗi ngày, tham gia rất nhiều triển lãm nhóm tại Hà Nội, TP.HCM… Lần này, hai họa sĩ Hà Nội mang đến với công chúng TP.HCM những giao cảm mùa thu tinh tế và lãng đãng mà sâu sắc. 

Chia sẻ với VietNamNet, Bùi Việt Dũng lý giải "giao hòa" không dừng ở việc giao mùa hay lằn ranh nghệ thuật. Trên hết, ông và đồng nghiệp muốn nói đến cái to tát hơn là sự giao hòa giữa con người với thiên nhiên. Họa sĩ sử dụng chất liệu tổng hợp với vàng, sơn dầu, acrylic, sợi thủy tinh… trong tác phẩm. 

Họa sĩ Bùi Việt Dũng. 

“Con người cố gắng làm hòa với thiên nhiên, còn thiên nhiên phải cố gắng chấp nhận sự xin làm lành của con người. Cả hai đều phải dung hòa, nương nhau để cùng tồn tại, phát triển nếu không muốn tận diệt. Đó là điều tôi trăn trở gửi gắm trong tranh”, ông nói. 

Trong đa số bức tranh, ông chọn chiếc nón lá – biểu tượng cho văn hóa Việt, hay hình ảnh người phụ nữ tảo tần – để thể hiện cảm xúc chất chứa của mình. 

Qua các tác phẩm, ông mong muốn truyền tải quan niệm về cái đẹp, cái cần suy ngẫm theo cách nhìn, cách nghĩ trực diện. "Với tôi, người họa sĩ trong mỹ thuật được xem là Thượng Đế. Họ cho khán giả xem không gian nào là quyền của họ. Còn nó có phù hợp với cách xem và nghĩ của người khác hay không là câu chuyện khác", ông nói.  

So với đề tài của Bùi Việt Dũng, các sáng tác của Phạm Tô Chiêm có phần mềm mại. Mảng đề tài của ông gần gũi với đời sống, khi là những đóa hoa, hoặc những bộc lộ về cảm xúc cá nhân trước thời cuộc, thiên nhiên…

Họa sĩ Phạm Tô Chiêm.

“Với tôi cuộc sống chính là động lực cho sáng tạo. Hãy sống vui, sống đẹp, lao động nhiều thì sẽ có nhiều sáng tạo. Sống chan hòa với mọi người thì sáng tạo có ích”, Phạm Tô Chiêm nói về nguồn cảm hứng. 

Họa sĩ chọn lối biểu hiện để vẽ những tác phẩm của mình vì nó hợp với mạch tình cảm và mạch chuyển đổi, từ tư duy sang hội họa. Sự tiếp nhận và chắt lọc hình ảnh, màu sắc, ánh sáng từ thiên nhiên… vừa không mất đi tính tự nhiên mà lại có thêm tính tượng trưng của hình ảnh trong tác phẩm. 

Nói về quan niệm nghệ thuật theo đuổi nhiều năm nay, họa sĩ Phạm Tô Chiêm khẳng định ông luôn giữ suy nghĩ “Học nhiều nhưng sáng tác không giống ai". Với ông, một người nghệ sĩ nên cố giữ cho mình sự độc lập trong sáng tạo nghệ thuật để từ đó thăng hoa trong cảm xúc. 

Họa sĩ Bùi Việt Dũng là hoạ sĩ trình bày Tập san LICOGI 1994, trình bày Tạp chí Kiến trúc Việt Nam 1996, là giảng viên thỉnh giảng Đại học Kiến trúc Hà Nội 2000, giảng viên Đại học Kiến trúc Hà Nội 2005, giảng viên ngành Mỹ thuật ứng dụng Đại học Kiến trúc Hà Nội.        Họa sĩ Phạm Tô Chiêm sinh năm 1965, tốt nghiệp ngành đồ họa - Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội, hội viên Hội Mỹ thuật VN; giảng dạy tại khoa Mỹ thuật công nghiệp – Trường ĐH Mở Hà Nội – từ năm 1995 đến 1997; giảng dạy tại khoa Mỹ thuật – Trường Sư phạm Hà Nội – từ năm 1997 đến năm 1998; biên tập Mỹ thuật tại NXB Kim Đồng từ 1997 tới nay.
推荐内容