Nhiều chiêu trò trốn thuế tinh viSở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cho biết,âmĐồngHạsốtgiábấtđộngsảntừđềánchốngthấtthuthuếbang xếp hạng tbn trong 2 quý đầu năm, HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về phương án đầu tư Dự án đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú (Đồng Nai) - TP. Bảo Lộc (Lâm Đồng) đã phần nào tác động tích cực đến thị trường bất động sản trên địa bàn, thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên, ngoài những tác động tích cực, việc có nhiều nhà đầu tư quan tâm, tham gia vào thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh (đặc biệt là phân khúc đất nền) cũng tiềm ẩn những nguy cơ khiến thị trường phát triển nóng, kém bền vững, rủi ro cho những nhà đầu tư. Thực tế tại một số địa phương như: TP. Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, huyện Lâm Hà, người dân và doanh nghiệp lợi dụng chủ trương hiến đất làm đường phục vụ sản xuất nông nghiệp để phân lô, tách thửa trên đất nông nghiệp, đất rừng và mượn danh dự án để bán, thu tiền người mua; có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đất đai; gây thất thoát ngân sách nhà nước và những hệ lụy đối với môi trường sinh thái. Ông Trần Phương - Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng cho biết, hệ lụy qua việc mua bán, chuyển nhượng bất động sản “nóng” trên địa bàn cũng để lại rất lớn và khó có thể thống kê hết được. Không những gây thất thu ngân sách, mà gây xáo trộn, ảnh hưởng cuộc sống xã hội nhiều mặt. Theo đó, thời gian qua, một số chiêu thức trốn thuế trong chuyển nhượng bất động sản thường gặp nổi lên qua việc các bên mua, bán kê khai giá chuyển nhượng trong hợp đồng công chứng thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường hoặc có hiện tượng ký hai hợp đồng ghi giá khác nhau... nhằm trốn, tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.
Khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình, thì nêu lý do người mua và người bán có quan hệ thân thiết, cùng làm ăn chung, nên chuyển nhượng theo giá hữu nghị, hoặc nợ nần, cần bán để trả nợ nên giá chuyển nhượng thấp hơn nhiều so với giá trường; hoặc lô đất có vị trí không đẹp, không phù hợp phòng thủy, nên giá chuyển nhượng thấp; mua bán, chuyển nhượng đã lâu, nhưng nay mới làm thủ tục sang tên, đổi chủ… Lợi dụng trường hợp ủy quyền quản lý bất động sản mà người được ủy quyền có quyền chuyển nhượng bất động sản, hoặc có quyền như người sở hữu bất động sản nhưng không kê khai, nộp thuế theo quy định, dẫn đến thất thu cho ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thực hiện ký hợp đồng mua bán thông qua một số cá nhân, người thân… để trốn thuế. Cùng với đó, việc giao khoán việc làm thủ tục chuyển nhượng, nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cho các cá nhân thực hiện dịch vụ môi giới nhà đất làm thay; đồng thời các cá nhân môi giới này được hưởng phần chênh lệch thuế, lệ phí nếu số thuế, phí phải nộp thấp hơn số thuế, phí theo thực tế giá chuyển nhượng. Chính quyền vào cuộc để ngăn chặn trốn thuếThực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý, chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản, trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường quản lý, chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Đặc biệt, đơn vị đã chủ động xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt, ban hành Đề án chống thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, (ban hành kèm theo Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 22/9/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng).
Ngay sau khi đề án được ban hành, cục thuế đã báo cáo Thường trực Tỉnh ủy để lãnh đạo, chỉ đạo; xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đề án trong toàn tỉnh, bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực. Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh trực tiếp vào cuộc, chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh đối với công tác chống thất thu thuế nói chung và trong lĩnh vực kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản nói riêng. Các cơ quan như: tư pháp, công an, kiểm sát, tòa án và UBND các huyện, thành phố đã phối hợp tích cực với cơ quan thuế để tổ chức triển khai đề án. Đặc biệt, nhận thức của người nộp thuế trong giao dịch, chuyển nhượng bất động sản đã từng bước nâng lên trong việc kê khai, nộp thuế, giải trình, bổ sung hồ sơ khai thuế. Cùng với đó, giá bất động sản trên địa bàn cũng “hạ nhiệt”, góp phần ổn định tình hình xã hội. Lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng khẳng định, kết quả đạt được ban đầu của đề án là tích cực, góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuế, thu NSNN trên địa bàn; từng bước minh bạch thị trường kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. Theo ông Phương, để tiếp tục duy trì, phát huy hiệu quả trong thực hiện đề án, năm 2022 đơn vị đang tập trung vào thực hiện ba nhóm giải pháp cụ thể bao gồm: Nhóm giải pháp chống thất thu thuế đối với giá chuyển nhượng; giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế, đấu tranh với người nộp thuế và giải pháp tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương trong việc quản lý lĩnh vực bất động sản. Ngay trong những tháng đầu năm 2022, nhiệm vụ đầu tiên là tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh, mua, bán, chuyển nhượng bất động sản hoặc có liên quan hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và những rủi ro phát sinh nếu lập, ký kết hợp đồng, kê khai nghĩa vụ tài chính không trung thực với thực tế phát sinh của hoạt động kinh doanh, mua, bán, chuyển nhượng bất động sản.
|