Hình ảnh minh họa. Internet |
Kết quả cao trong bối cảnh khó khăn chung
Theínhiệutíchcựccủakinhtếnửađầunălichthidaubongda anho ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, tăng trưởng kinh tế trong nửa đầu năm 2019 đạt mức tăng trưởng khá, 6,76%. Cùng với đó, kinh tế vĩ mô ổn định, xuất khẩu tạo dấu ấn quan trọng, lạm phát được kiểm soát thấp nhất trong 3 năm 2017-2019. Năng lực sản xuất của nền kinh tế mở rộng, tạo đà cho kinh tế nước ta phát triển trong những tháng tiếp theo.
Cụ thể, với mức tăng 6,76%, GDP nửa đầu năm 2019 thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2018, nhưng cao hơn mức tăng của 6 tháng các năm 2011-2017, khẳng định tính kịp thời và hiệu quả của các giải pháp của Chính phủ ban hành để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,39%, đóng góp 6% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,93%, đóng góp 51,8% và khu vực dịch vụ tăng 6,69%, đóng góp 42,2%.
Theo đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức. Ngành nông nghiệp chịu tác động mạnh của biến đổi khí hậu gây hạn hán, thiên tai; dịch bệnh tả lợn châu Phi, lở mồm long móng lây lan mạnh cùng với giá cả xuất khẩu nông sản sụt giảm. Tính đến ngày 25/6/2019, Dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 60 địa phương. Tổng số lợn phải tiêu hủy trên cả nước là 2,82 triệu con, chiếm 10% tổng đàn. Trong bối cảnh đó, ngành vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp tích cực của lĩnh vực thủy sản và lâm nghiệp. Đặc biệt, lâm nghiệp là lĩnh vực vẫn duy trì tốt sự tăng trưởng khá từ đầu năm cả trong sản xuất và xuất khẩu.
Trong khu vực công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế với mức tăng 11,18%, tuy thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2018 nhưng cao hơn so với mức tăng 6 tháng đầu năm của các năm 2012-2017. Đặc biệt theo ông Nguyễn Bích Lâm, ngành khai khoáng bước đầu có mức tăng nhẹ 1,78% sau 3 năm liên tiếp giảm nhờ khai thác than tăng cao, bù đắp cho sự sụt giảm của khai thác dầu thô.
Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu có mức tăng khá, đạt 122,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ với 22 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm. Trong đó, riêng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng rau quả đã đạt 2 tỷ USD, là bước đột phá mới cho sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới. Hiện Việt Nam vẫn chiếm vị thế xuất siêu trong quan hệ thương mại với một số thị trường giàu tiềm năng như Mỹ, EU. Đây là kết quả đáng ghi nhận trong bối cảnh nhịp độ giao thương quốc tế vẫn trong tình trạng trầm lắng, sức cầu giảm rõ rệt.
Nhiều điểm sáng của kinh tế
Bức tranh kinh tế nửa đầu năm 2019 cho thấy, cung cầu hàng hóa trong nước được bảo đảm, đầu tư trực tiếp nước ngoài và tình hình đăng ký doanh nghiệp tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kỷ lục về số dự án đăng ký cấp mới trong 6 tháng đầu năm và số vốn thực hiện cao nhất trong nhiều năm trở lại đây với 1.723 dự án cấp phép mới, tổng vốn đăng ký 7.411 triệu USD. Tổng số vốn mà các DN FDI rót vào nền kinh tế trong nước tính đến hết tháng 6 lên tới hơn 18 tỷ USD.
Cũng trong 6 tháng đầu năm nay, cả nước có gần 67.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, cao nhất trong 5 năm gần đây. Đặc biệt, lạm phát đã được kiểm soát ở mức tăng 2,64% so với cùng kỳ 2018, mức tăng bình quân 6 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Đây cũng được xem là một trong những thành tích nổi bật khi đầu năm 2019 có nhiều yếu tố tác động đến giá cả hàng hóa trong nước như việc tăng giá điện, giá nhiên liệu thiết yếu
Về triển vọng tăng trưởng từ nay đến cuối năm, ông Dương Mạnh Hùng, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia, Tổng cục Thống kê cho biết, mục tiêu tăng trưởng đạt được 6,6%-6,8% trong năm 2019 là khả thi. Theo đó, dù sản xuất công nghiệp chế biến chế tạo tuy không tăng nhanh bằng năm 2018, nhưng vẫn duy trì mức khá cao. Bên cạnh đó, dẫn số liệu có tới 83,5% DN chế biến chế tạo đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh quý II khả quan hơn quý I và 88,6% DN tin là quý III tốt hơn quý II, ông Hùng cho biết các doanh nghiệp khá lạc quan về triển vọng kinh doanh. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý, đó là tiến độ giải ngân vốn đầu tư công còn thấp, các hiệp định thương mại sẽ có tác động nhiều chiều đến xuất nhập khẩu.
6 tháng, bảo hiểm đầu tư trở lại nền kinh tế 342.869 tỷ đồng | |
Tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm đạt 6,76% | |
Năm 2020 phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 6,8% |