发布时间:2025-01-12 02:45:49 来源:88Point 作者:Cúp C1
Không chỉ riêng huyện Bù Đốp mà nhiều địa phương khác trong tỉnh,ựngchiacutenhquyềnsốbd kq truc tuyen tỷ lệ người dân chủ động sử dụng dịch vụ công để nộp hồ sơ trực tuyến còn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn. Ngoài những rào cản là trang thiết bị, đường truyền internet, khoảng cách địa lý, trình độ dân trí, điều kiện sử dụng các thiết bị điện tử thì nguyên nhân chính vẫn là tâm lý e ngại của người dân.
Trung bình mỗi ngày, Bộ phận một cửa xã Tân Thành, huyện Bù Đốp tiếp nhận khoảng 20 hồ sơ giấy ở lĩnh vực tư pháp - hộ tịch và thương binh - xã hội, sau đó nhập lên hệ thống
Trì hoãn sử dụng dịch vụ công = lạc hậu
Đến Trung tâm Phục vụ hành chính công huyện Bù Đốp từ 8 giờ sáng, nhưng do số lượng người dân đến yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) đông nên ông Nguyễn Duy Thủy ở thôn Tân Hòa, xã Tân Tiến và rất nhiều người dân khác phải ngồi chờ đến lượt. Ông Thủy giải thích: “Tôi đã ngoài 50 tuổi, không còn nhanh nhẹn để sử dụng các thiết bị công nghệ. Điện thoại cũng dùng loại trắng đen, chỉ có thể nghe và gọi thì làm sao nộp được hồ sơ trên mạng. Mặc dù nghe nhiều đến dịch vụ công trực tuyến nhưng do gia đình ít phát sinh TTHC, vì vậy mang trực tiếp đến đây để nộp sẽ nhanh hơn, chờ một chút cũng không sao”.
Không riêng những người lớn tuổi như ông Thủy mà ngay cả người trẻ như chị Ngô Thị Yến, ở xã Tân Tiến, huyện Bù Đốp cũng có muôn vàn lý do để trì hoãn sử dụng dịch vụ công. Mỗi lần đến bộ phận một cửa, chị Yến phải đem cả xấp hồ sơ, vì theo chị thủ tục về đất đai rất phức tạp nên cứ phải mang đến tận nơi mới an tâm. Chị Yến phân bua: “Tôi đã cố gắng đăng nhập vào dịch vụ công nhiều lần nhưng vẫn không thể sử dụng, không biết lỗi ở khâu nào. Tôi thường xuyên đi làm thủ tục về đất đai, nếu nộp và thanh toán thuế điện tử sẽ rất thuận lợi vì không phải đi lại, tập trung đông người tại bộ phận một cửa”.
Cán bộ, công chức tại Trung tâm hành chính công huyện Bù Đốp linh hoạt trong các hình thức tiếp nhận hồ sơ của người dân để đẩy nhanh tiến độ công việc
Tương tự ở xã vùng sâu, xa có đông đồng bào dân tộc thiểu số như Tân Thành, huyện Bù Đốp mặc dù mỗi ngày đều có đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân tạo tài khoản dịch vụ công tại bộ phận một cửa nhưng chẳng mấy ai sử dụng để nộp hồ sơ trực tuyến. “Xã đã triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4 đối với lĩnh vực tư pháp - hộ tịch và thương binh - xã hội nhưng người dân vẫn còn thói quen mang hồ sơ đến nộp trực tiếp. Cán bộ, công chức phải làm thay việc nhập thông tin lên hệ thống. Điều này không chỉ gây mất thời gian của tổ chức, công dân đến giao dịch, mà còn tạo thêm áp lực cho công chức tiếp nhận” - ông Nông Đức Thắng, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch xã Tân Thành thừa nhận thực tế.
Việc thay đổi thói quen thực hiện TTHC trực tiếp là khó nhưng phải làm từng bước. Sắp tới, huyện sẽ đăng tải những clip ngắn hướng dẫn thao tác liên quan đến từng thủ tục trong lĩnh vực đất đai để người dân xem và làm theo. |
Anh Đậu Trọng Tình, chuyên viên công nghệ thông tin Văn phòng HĐND, UBND huyện Bù Đốp |
Huyện Bù Đốp dù đã quyết liệt thực hiện không tiếp nhận hồ sơ giấy, tất cả TTHC trên địa bàn huyện đã nâng lên mức độ 3, 4, tuy nhiên tình trạng người dân đến bộ phận một cửa để giao dịch theo cách truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt ở lĩnh vực đất đai. Vì vậy, cán bộ, công chức vừa tiếp nhận vừa phải linh hoạt hỗ trợ người dân. Về lâu dài, anh Đậu Trọng Tình, chuyên viên công nghệ thông tin Văn phòng HĐND, UBND huyện Bù Đốp cho biết: Bên cạnh quan tâm đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, mạng internet đồng bộ từ huyện đến xã, lãnh đạo huyện đã tìm nhiều giải pháp phù hợp tình hình của địa phương để tuyên truyền, hướng dẫn, đặc biệt nâng cao nhận thức cho người dân ở các xã vùng sâu, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú ý tuyên truyền đến những người trẻ, nhanh nhạy trong sử dụng công nghệ số để tạo sự lan tỏa.
Chuyển đổi số thành công khi có công dân số
Bên cạnh những khó khăn mà nhiều địa phương trong tỉnh đang tìm hướng giải quyết thì cũng có không ít công dân chủ động tiếp cận với công nghệ số. Con số 131.206 tài khoản người dân đăng ký sử dụng dịch vụ công và 736 tài khoản cán bộ tiếp nhận xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên toàn tỉnh đã chứng minh điều này.
Từ khi biết đến dịch vụ công, tôi không phải mang hồ sơ đi nộp mà mọi thao tác đều thông qua chiếc smartphone nhỏ gọn. Lúc đầu, tôi cũng e dè nhưng sau khi thực hiện đăng ký khai sinh cho con, tôi thấy thủ tục rất đơn giản, nhanh chóng. Sau khi có kết quả, tôi sử dụng dịch vụ bưu chính công ích để nhận hồ sơ tại nhà. Như vậy, cả quy trình nộp và nhận kết quả tôi không phải xếp hàng chờ đợi, tiết kiệm rất nhiều thời gian, chi phí, đặc biệt đảm bảo sức khỏe trong thời gian dịch diễn biến phức tạp. |
Chị Trần Thị Lượt, ấp Thanh Tâm, thị trấn Thanh Bình, huyện Bù Đốp |
Làm tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố nên mỗi ngày ông Nguyễn Công Chấn, khu phố Tân Tiến, phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài vẫn đều đặn làm việc trên máy vi tính. Công việc của ông Chấn phải thường xuyên thống kê nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn để làm báo cáo gửi lên UBND phường quản lý. Với ông, máy tính có kết nối mạng chính là công cụ giúp ông duy trì và hoàn thành tốt công việc khu phố giao.
Trung bình mỗi ngày bộ phận một cửa xã Tân Thành, huyện Bù Đốp tiếp nhận khoảng 20 hồ sơ giấy ở lĩnh vực tư pháp - hộ tịch và thương binh - xã hội, sau đó nhập lên hệ thống
Ông Chấn chia sẻ: “Kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin có đồng bộ, hiện đại đến đâu nhưng người dân, doanh nghiệp không sử dụng thì cũng không thể xây dựng thành công chính quyền điện tử. Để làm được điều đó, trước tiên mỗi người dân phải chủ động trở thành công dân điện tử, những người biết nhiều chỉ lại cho người biết ít, cứ thế mới tạo sự lan tỏa”.
Cung cấp dịch vụ công trực tuyến là một trong những chỉ số đo lường quan trọng trong phát triển chính quyền điện tử tiến tới xây dựng chính quyền số, nên nếu chỉ có sự nỗ lực của người đứng đầu không thôi thì chưa đủ, mà rất cần sự chủ động, chung tay, đồng lòng của người dân. Thay vì ngại ngần, e dè trong thực hiện TTHC trực tuyến, người dân cần chủ động tìm hiểu, thực hiện. Có như thế thì chủ trương mới đi vào thực tiễn và nguồn lực đầu tư mới phát huy hiệu quả.
Dân số toàn tỉnh gần 1 triệu người nhưng có gần 1,2 triệu thuê bao di động, đạt gần 115 thuê bao/100 dân; 875.900 thuê bao internet. Đây chính là lợi thế để tỉnh đẩy mạnh chính quyền số. Mỗi năm tỉnh đều bố trí 1% ngân sách nhà nước (năm 2018 là 28 tỷ đồng, năm 2019 là 70 tỷ đồng, năm 2020 là 148 tỷ đồng, năm 2021 là 126 tỷ đồng, vốn đầu tư công giai đoạn 2022-2025 là 446 tỷ đồng) để đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại, đào tạo công dân điện tử, bởi đây là một trong những giải pháp quan trọng trong cải cách hành chính, hướng tới chuyển đổi số toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi, nhiều người dân vì nhiều lý do khác nhau vẫn chưa chủ động tiếp cận và sử dụng, điều này đang gây nên sự lãng phí rất lớn. |
相关文章
随便看看