Bà Sonia Lioret,ởiđộngquyhoạchnănglượngsinhkhốitạiAnGiangvànhận định bóng wap Quản lí dự án Năng lượng tái tạo và Hiệu quả năng lượng của GIZ |
Trước đó, vào ngày 20/6, Tổ chức Hợp tác phát triển (GIZ) cũng đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổ chức một hội thảo về Quy hoạch năng lượng sinh khối ở tỉnh Gia Lai.
Hai buổi hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Chương trình Sẵn sàng tài chính khí hậu (CF Ready), do GIZ hợp tác với Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương triển khai dưới sự ủy quyền của Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức (BMZ), Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Môi trường của Cộng hòa Séc.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có cơ hội tìm hiểu những đánh giá về nguồn nguyên liệu sinh khối và các phương pháp lập kế hoạch phát triển năng lượng sinh khối tại tỉnh An Giang và tỉnh Gia Lai. Các chuyên gia đều nhất trí cho rằng nếu được sử dụng hiệu quả, các nguồn sinh khối này sẽ giúp hai tỉnh An Giang và Gia Lai giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng truyền thống, giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, quá trình sản xuất năng lượng sinh khối cũng có thể đem lại thêm thu nhập cho các công ty, các nông trại và hộ gia đình tham gia trong chuỗi cung ứng nguồn sinh khối.
Bà Sonia Lioret, Quản lý dự án Năng lượng tái tạo và hiệu quả năng lượng của GIZ cho biết, tỉnh An Giang và tỉnh Gia Lai đều có nguồn nguyên liệu thô khá ổn định từ ngành nông nghiệp và các nguồn nguyên liệu dạng khác. Tiềm năng phát triển năng lượng sinh khối ở tỉnh là rất lớn. “Hội thảo này là một trong những bước đầu tiên trong các hoạt động hỗ trợ của chúng tôi, để giúp hai tỉnh xây dựng một quy hoạch phát triển năng lượng sinh khối của tỉnh. Quy hoạch này sẽ rất quan trọng vì nó giúp tỉnh sử dụng được tối đa nguồn phụ phẩm sinh khối để sản xuất năng lượng, và thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân” - bà Sonia Lioret chia sẻ.
Tại hội thảo, các đại diện đến từ Viện Năng lượng đã trình bày các thành tựu chính và bước tiếp theo để tăng cường sử dụng năng lượng sinh khối tại Việt Nam. Công ty tư vấn quốc tế đến từ Đức - IfaS - cũng chia sẻ những đánh giá vể ảnh hưởng của các dự án sinh khối đến môi trường, xã hội và nền kinh tế.
Tiếp theo các hoạt động này, các chuyên gia trong nước và quốc tế của dự án sẽ bắt đầu chuyến khảo sát đến các địa điểm và nhà máy lựa chọn tại hai tỉnh nhằm tiến hành phỏng vấn và thu thập số liệu. Bên cạnh đó, GIZ cũng sẽ hỗ trợ việc xây dựng sổ tay hướng dẫn phát triển dự án Năng lượng sinh khối và quy hoạch phát triển và sử dụng năng lượng sinh khối quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Đây sẽ là những tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tác tham gia đầu tư và phát triển các dự án năng lượng sinh khối ở Việt Nam.
Được biết, trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (QHĐ VII điều chỉnh), Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tỷ trọng điện năng sản xuất từ sinh khối sẽ tăng từ 0,16% của tổng sản lượng điện năm 2016 lên 1% vào năm 2020 và 2,1% vào năm 2030. Nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng đến cuối năm 2014, Việt Nam đáng lẽ đã có thể khai thác khoảng 20,67 triệu tấn phụ phẩm từ ngành gỗ và 52,91 triệu tấn phụ phẩm nông nghiệp (chủ yếu là trấu, rơm rạ và bã mía). Nếu tất cả những phụ phẩm sinh khối này được khai thác và sử dụng hiệu quả cho sản xuất năng lượng thì không những có thể đạt được mục tiêu sản xuất điện bằng sinh khối nêu trên mà còn giảm phát thải khí nhà kính, giảm ảnh hưởng đến môi trường cũng như đóng góp vào phát triển nông thôn.