88Point88Point

【bồ đào nha vs ý】Thống kê không có số đẹp, số xấu, mà chỉ có số chính xác

“Thống kê không có số đẹp và cũng không có số xấu,ốngkêkhôngcósốđẹpsốxấumàchỉcósốchínhxábồ đào nha vs ý mà chỉ có con số phản ánh trung thực, khách quan”, TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê khẳng định.

TS. Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

Không chỉ người dân, mà nhiều chuyên gia kinh tế, thậm chí cả đại biểu Quốc hội cũng thường xuyên đặt câu hỏi về các số liệu do Tổng cục Thống kê công bố. Bà lý giải gì về vấn đề này?

Tôi khẳng định rằng, ngành thống kê ở cả Trung ương lẫn địa phương không phải chịu bất cứ áp lực nào từ bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào liên quan đến hoạt động thống kê cũng như các con số phản ánh tình hình kinh tế - xã hội trên cả nước, cũng như ở từng địa phương.

Tham dự và chỉ đạo Hội nghị Thống kê toàn quốc vào tháng 3/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhắc lại lời dạy của Chủ tich Hồ Chí Minh: “Thống kê là tai, là mắt của Đảng và Nhà nước”. Thủ tướng nhấn mạnh, ngành thống kê được coi là tai mắt, vậy làm sao tai phải thính, mắt phải tinh, bởi nếu tai không thính, mắt không tinh sẽ dẫn đến số liệu không sát thực tế, không đầy đủ, kịp thời, khiến các cơ quan hoạch định chính sách, thực thi chính sách dễ đi sai đường và hậu quả để lại sẽ rất lớn.

Người đứng đầu Chính phủ tôn trọng các con số phản ánh thực tế khách quan, trung thực do Tổng cục Thống kê công bố hàng tháng, hàng quý, hàng năm cũng như các con số qua các cuộc điều tra, tổng điều tra, thì không có bất cứ lý do nào, áp lực nào để ngành thống kê phải “làm đẹp” số liệu, nên tôi khẳng định, thống kê không có con số đẹp và cũng không có con số xấu, mà chỉ có con số phản ánh trung thực, khách quan đời sống kinh tế - xã hội.

Nhưng người dân vẫn luôn nghi ngờ về Chỉ số Giá tiêu dùng(CPI) mà Tổng cục Thống kê công bố, bởi khác rất xa so với thực tế giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, thưa bà?

Thống kê khác với kế toán, nếu như kế toán đòi hỏi phải chính xác đến từng đồng, từng đơn vị hiện vật, thì con số thống kê phản ánh hiện tượng số lớn, phản ánh xu hướng phát triển trong tương lai.

Đúng là trong những thời điểm nào đó, ở địa bàn nào đó, người tiêu dùng đi chợ, siêu thị, cửa hàng, đại lý bán lẻ hàng hóa thấy một số mặt hàng thiết yếu như hoa quả, lương thực, thực phẩm, rau củ tăng cao hơn rất nhiều so với Chỉ số CPI do Tổng cục Thống kê công bố. Nhưng hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian, không gian nhất định và cũng chỉ xảy ra đối với một số ít nhóm hàng hóa, dịch vụ, trong khi CPI là con số phản ánh mặt bằng giá tiêu dùng trên diện rộng, bao phủ gần như toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ trên toàn quốc hoặc ở từng địa phương.

Bà có thể giải thích rõ hơn?

Để tính CPI, Tổng cục Thống kê xác định Danh mục hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phổ biến của người dân, còn được gọi là “rổ hàng hóa”. Tổng số mặt hàng đại diện trong “rổ hàng hóa” thời kỳ 2020-2025 là 752 chủng loại hàng hóa, dịch vụ và mỗi hàng hóa và dịch vụ trong Danh mục đều phải mô tả chi tiết về quy cách, phẩm cấp, nhãn mác cụ thể.

Căn cứ vào Danh mục, hằng tháng, 63 địa phương tổ chức thu thập giá các loại hàng hóa, dịch vụ theo 3 kỳ. Toàn quốc có khoảng 40.000 điểm điều tra giá là các địa điểm kinh doanh ổn định, thuộc các loại hình kinh tế. Hiện nay, chúng tôi đã triển khai điều tra giá tiêu dùng bằng thiết bị điện tử CAPI, giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra, minh bạch quá trình điều tra, rút ngắn thời gian sản xuất số liệu và tiến tới hội nhập với thống kê thế giới.

CPI phản ánh sự biến động của 752 loại hàng hóa, dịch vụ, nhưng các hộ gia đình, cá nhân chi tiêu cho các loại hàng hóa, dịch vụ này ở mức độ khác nhau, nên Tổng cục Thống kê phải xác định cơ cấu chi tiêu của hộ gia đình tương ứng với các nhóm trong Danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện, hay còn gọi là quyền số. Để tính quyền số phục vụ tính CPI thời kỳ 2020-2025, chúng tôi đã thực hiện thu thập thông tin từ cuộc “Khảo sát mức sống dân cư và Điều tra quyền số chỉ số CPI 2018” trên toàn quốc trong 4 kỳ điều tra nhằm loại trừ yếu tố mùa vụ.

Chính vì vậy mới có hiện tượng trong thời gian nào đó, ở khu vực nào đó, một số nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng cao, trong khi CPI vẫn thấp.

Ngoài CPI thì thu nhập bình quân đầu người cũng thường xuyên bị nhiều chuyên gia kinh tế nghi ngờ vì cho rằng, thu nhập của người dân thấp hơn rất nhiều so với con số do Tổng cục Thống kê công bố, thưa bà?

Nghi ngờ là do nhầm lẫn giữa GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người. Đơn cử năm 2022, quy mô GDP là 9,5 triệu tỷ đồng (tương đương 409 tỷ USD). Lấy GDP chia cho quy mô dân số gần 100 triệu người, thì GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 là 95,6 triệu đồng, tương đương 4.109 USD. Nhưng thu nhập thực tế của người dân năm 2022 bình quân chỉ đạt 55,2 triệu đồng, tương đương 2.373 USD/năm. Thu nhập bình quân của người dân gồm thu từ tiền công, tiền lương; thu từ sản xuất (nông, lâm nghiệp và thủy sản và phi nông, lâm nghiệp và thủy sản, sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); thu khác như các khoản được cho, biếu, mừng, từ lãi tiết kiệm…

Chúng tôi không bịa ra thu nhập của người dân, mà phải thực hiện khảo sát mức sống dân cư được thực hiện từng quý. Bởi cố tình bóp méo số liệu thống kê là có tội với nhân dân, vì con số thống kê ảnh hưởng đến việc ban hành, xây dựng, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội, nên chúng tôi luôn cố gắng làm sao phản ánh sát thực nhất tình hình kinh tế - xã hội.

赞(82)
未经允许不得转载:>88Point » 【bồ đào nha vs ý】Thống kê không có số đẹp, số xấu, mà chỉ có số chính xác