Có nhiều nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong việc đưa sách đến độc giả. Tuy nhiên,đưaschđếnđộcgiảbong da vn moi nhat hom nay nếu không có giải pháp rốt ráo, kịp thời, hệ thống thư viện cơ sở sẽ “đóng băng”- điều không ai mong muốn. Nhiều cái khó để phát huy Dù được tạo điều kiện và tự thân nghĩ ra nhiều cách làm sáng tạo để phát huy văn hóa đọc, như tại Thư viện tỉnh, trong không gian chật hẹp ấy nhưng những người làm công tác thư viện vẫn mong ước có không gian rộng hơn để có thể trưng bày sách, độc giả có phòng đọc rộng rãi, thoáng mát. Bà Võ Thị Thu Hương, Giám đốc Thư viện tỉnh Hậu Giang, cho biết, tạo không gian để bạn đọc đến rất quan trọng, đây là điều mà thư viện luôn trăn trở, nhưng hiện tại, vẫn chưa thể cải thiện nhiều khi thư viện chưa được đầu tư xây mới. Vì thế, ngành luôn tận dụng những điều có thể để thu hút độc giả. Dù được xem là điểm thu hút nhiều độc giả nhất, nhưng so với các tỉnh, thành trong khu vực, con số này chưa đáng là bao. Bên cạnh đó, một cái khó nữa là ngày nay không có nhiều người đọc sách, theo sự quan sát và cảm nhận chủ quan của bà, chính là người dân có quá nhiều thứ để giải trí, sách được đặt xuống hàng thứ yếu, bởi chỉ mỗi cái click chuột, lượng thông tin ngồn ngộn đã hiện ra, người đọc không phải mất quá nhiều thời gian để tìm và đọc một quyển sách có thông tin mình cần. Trong khi đó, hàng năm, thư viện đều mở nhiều đợt làm thẻ đọc, mượn, trực tiếp trực tuyến, tổ chức triển lãm sách chuyên đề giới thiệu sách hay, sách mới… Bà Trần Thị Thu Nguyên, Trưởng phòng Công tác Bạn đọc, Thư viện tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Chúng tôi còn khảo sát để nắm yêu cầu của độc giả để trang bị sách cho phù hợp và điều quan trọng là liên hệ với các trường THCS, THPT trên địa bàn để vận động học sinh đến làm thẻ thư viện. Từ đó, đã từng bước xây dựng được lượng bạn đọc đến thư viện, không chỉ đọc, mượn sách mà còn có thể học tập và tra cứu internet miễn phí. Từ ngày được tài trợ máy tính kết nối internet, lượng bạn đọc mới đông, mỗi ngày hơn 100, chứ cách đây vài năm, khi chưa có hệ thống máy này, số lượt giảm hơn rất nhiều… Thư viện chỉ có thủ thư là chuyện thường ngày ở tuyến cơ sở. Đó là cái khó ở nơi được xem là đầy đủ nhất. Còn ở cơ sở, cái khó tăng lên gấp nhiều lần. Bởi lẽ, chức danh cán bộ thư viện xã, phường, thị trấn không hề có, đa phần họ phải được “gắn” một chức danh khác hoặc phải kiêm nhiệm. Có khi cán bộ truyền thanh, cán bộ văn hóa xã kiêm thư viện, cũng có nơi hợp đồng với cán bộ phụ trách thư viện. Lương của họ cũng rất thấp, nếu là cán bộ kiêm nhiệm, khoảng hơn 1 triệu đồng, còn hợp đồng có nơi chỉ hơn 600.000 đồng/tháng. Điều này khiến cho những cán bộ phụ trách thư viện thiếu động lực để làm việc, phải đam mê lắm mới có thể làm lâu dài và có nhiều sáng tạo trong cách phục vụ bạn đọc. Nhưng con số này cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Từ đó, việc thay đổi người phụ trách thư viện thường xuyên xảy ra, vô hình trung biến họ thành những người giữ sách đơn thuần, có bạn đọc cũng được, không có cũng chẳng sao… Chị Châu Thị Hoàng Hoa, làm công tác thư viện với chức danh cán bộ quản lý nhà văn hóa, chia sẻ: “Nhiều khi cũng buồn, nhưng tôi vốn thích đọc sách, với lại gia đình ở gần đây, con nhỏ, nên cũng nắm níu công việc này. Tôi cũng cố gắng trong khả năng của mình tổ chức lại không gian đọc sạch sẽ, ngăn nắp. Mỗi khi có bạn đọc đến là tôi mừng lắm, như tìm được người cùng chia sẻ niềm đam mê. Tuy nhiên, độc giả chính của tôi là học sinh ở gần đây, nhưng cũng không đông, còn người dân thì rất ít…”. Chia sẻ của chị cũng là những chia sẻ chung của những cán bộ làm công tác thư viện cơ sở, một công việc chưa hề có được một chức danh chính thức… Cần một giải pháp đồng bộ Theo khát sát ngẫu nhiên của người viết, hỏi vì sao người dân, kể cả lực lượng cán bộ, công chức và cả học sinh, sinh viên vì sao ít đọc sách, câu trả lời là: phải tất bật với công việc, học tập cả ngày, giải trí chỉ cần bật ti vi, thông tin thì lên mạng đọc là đủ. Họ ít có nhu cầu đọc vì rất mất thời gian… Tất cả những lý do này đúng một phần rất nhỏ, phần lớn chính là sự chống chế cho một thói quen đọc chưa được xây dựng từ cái nền vững chắc. Tôi vừa có dịp gặp một giảng viên trẻ của Trường Cao đẳng Cộng đồng Hậu Giang, chị Trần Thị Diệp Anh Thư, chị chia sẻ thẳng thắn: “Thực ra, tôi cũng vừa xây dựng thói quen đọc sách vài năm nay thôi, từ một lần đến thăm nhà người bạn thân và phát hiện ra bạn mình có một góc sách nhỏ với nhiều quyển sách hay. Tôi bắt đầu mày mò sưu tầm, vừa đọc những quyển sách có ích cho việc giảng dạy, vừa trang bị cho mình những hành trang khác trong cuộc sống. Càng đọc, tôi càng phát hiện ra mình đã bỏ lỡ những khoảng thời gian nhàn rỗi vào những việc không đâu, thay vì giải trí bằng những trang sách. Dù rằng cũng không thể cấm các bạn trẻ giải trí bằng nhiều cách khác. Tôi cũng nhận xét thẳng thắn là sinh viên của tôi lười đọc quá và tôi sẽ mang tình yêu sách của mình đã, đang và sẽ tiếp tục gầy dựng này, để tiếp lửa thêm cho các bạn”. Một chia sẻ rất sát, rất thật và chắc rằng sự “thức tỉnh” này sẽ tiếp tục được “nhân rộng”. Là người công tác thư viện nhiều năm, bà Võ Thị Thu Hương, Giám đốc Thư viện tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: Muốn có bạn đọc, phải xây dựng được thói quen đọc. Muốn có điều này, cần thời gian và sự phối kết đồng bộ, nhất là trong hệ thống nhà trường. Xem chừng câu chuyện đọc sách vẫn là một đề tài bàn chưa có hồi kết. Bởi lẽ đầu tư cho hệ thống thư viện, tuyên truyền cho người dân hiểu kiến thức nhân loại nằm trong những quyển sách… vẫn chưa đủ để tạo thói quen đọc sách. Có lẽ vì điều này, mà 3 năm trước, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21-4 làm Ngày sách Việt Nam, nhằm “cứu rỗi” văn hóa đọc. Ngày hội này đã từng bước phát huy tác dụng khi đã lôi kéo được một lượng bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ cùng tham gia, nhất là ở các thành phố lớn. Ở Hậu Giang cũng không ngoại lệ, vẫn có nhiều hoạt động hưởng ứng ngày sách do tỉnh tổ chức, do các trường học trên địa bàn tổ chức. Cùng với đó là nhiều hoạt động quyên góp sách của hệ thống thư viện, để bổ sung, củng cố nguồn sách. ***Từng bước một, văn hóa đọc đang và sẽ được khơi gợi… Nhưng để xây dựng được điều này là cả một quá trình và điều này sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn nếu có sự vào cuộc của các ngành, các cấp có liên quan, để từng bước tạo sự ý thức và xây dựng thói quen đọc cho người dân. Bài, ảnh: VĨNH TRÀ |