当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【kq bd tbn】Cải cách thuế hướng đến nuôi dưỡng nguồn thu bền vững 正文

【kq bd tbn】Cải cách thuế hướng đến nuôi dưỡng nguồn thu bền vững

2025-01-09 23:55:48 来源:88Point 作者:La liga 点击:569次

Những quyết sách kịp thời,ảicáchthuếhướngđếnnuôidưỡngnguồnthubềnvữkq bd tbn đúng thời điểm

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nặng nề về kinh tế - xã hội. Do đó, trong thời gian qua, các chính sách thuế cũng phải “xoay quanh” các mục tiêu về an sinh xã hội. Theo đó, các chính sách hỗ trợ về thuế được ban hành kịp thời, đúng thời điểm cho các đối tượng cần hỗ trợ. Chỉ sau khoảng hơn 2 tháng kể từ khi có đợt bùng phát dịch bệnh đầu tiên, ngày 8/4/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp thuộc lĩnh vực kinh doanh chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh. 2 tháng sau, ngày 19/6/2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 116/2020/QH14 về giảm thuế TNDN đối với một số đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19…

Các chính sách về thuế đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.
Các chính sách về thuế đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp.

Các chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã xác định đúng đối tượng cần hỗ trợ, phù hợp với các điều kiện thực thi, thẩm quyền ban hành. Ở góc độ là chuyên gia nghiên cứu sâu về chính sách thuế, TS. Lê Xuân Trường- Trưởng khoa Thuế, Hải quan (Học viện Tài chính) phân tích, đã có nhiều loại ưu đãi thuế được áp dụng với những đối tượng khác nhau trong những giai đoạn và mức độ khác nhau. Khi cần giải quyết nhanh, quyết định sớm để tạo nguồn tài chính cho doanh nghiệp thì thực hiện gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất. Khi cần hỗ trợ sâu hơn thì giảm thuế TNDN và miễn thuế GTGT, miễn thuế thu nhập cá nhân hoặc giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nhiên liệu bay. Khi cần hỗ trợ rộng, hướng đến kích cầu thì giảm thuế GTGT. Khi cần hỗ trợ giảm chi phí đầu vào cho hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thì giảm thuế BVMT đối với xăng dầu. Chính sách ưu đãi thuế được ban hành thận trọng áp dụng cho những giai đoạn nhất định, sau đó, kéo dài thời gian hoặc tăng mức độ hoặc dừng chính sách tùy theo điều kiện thực tiễn của nền kinh tế.

Cải cách chính sách thuế đặt trong tổng thể nền kinh tế

Về cơ bản, đến nay tình hình dịch bệnh được kiểm soát, ở góc độ cơ quan quản lý, theo ông Trương Bá Tuấn, đã có thể sơ bộ định hình chính sách hậu Covid-19. Theo đó, trước mắt cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi thuế đã ban hành, tổng kết thực tiễn và có sự điều chỉnh khi cần thiết. Tùy theo diễn biến giá xăng dầu trên thế giới có thể tính tiếp đến các giải pháp giảm thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt của xăng dầu để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong thời gian tới, cần tổ chức nghiên cứu kỹ, toàn diện để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung các luật thuế và quản lý thuế theo Chiến lược Cải cách hệ thống thuế đến năm 2030 đã được ban hành theo Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn, tạo động lực cho nền kinh tế tăng trưởng chất lượng, hiệu quả và bền vững.

Năm 2022 thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí lên tới 233 nghìn tỷ đồng

Theo ước tính của Bộ Tài chính, chỉ tính riêng năm 2022, dự kiến thực hiện các giải pháp về thuế, phí, lệ phí lên tới 233 nghìn tỷ đồng. Các chính sách tài khóa, trong đó có chính sách thuế được ban hành đã tác động đến cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế theo chiều hướng tích cực, từng bước góp phần khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế.

Ông Trương Bá Tuấn cho rằng, các giải pháp điều chỉnh về chính sách thuế trong thời gian tới đây cần phải xử lý được những vấn đề đặt ra trong ngắn hạn gắn với yêu cầu phục hồi kinh tế giai đoạn sau dịch Covid-19 và ứng phó với sự gia tăng của áp lực lạm phát và những yêu cầu có tính chất dài hạn gắn với việc củng cố, cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước (NSNN) theo hướng bền vững. Theo đó, sẽ rà soát, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời có hiệu quả các giải pháp chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế để kịp thời giảm áp lực tăng giá và giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khắc phục các khó khăn do dịch Covid-19 và sự gia tăng giá cả của các nhóm hàng là tư liệu sản xuất gây ra, đặc biệt là giá xăng dầu.

Trong trung và dài hạn, cải cách, hoàn thiện chính sách thuế được xác định là một trong những định hướng ưu tiên trong nhiều văn kiện, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Quá trình cải cách thuế phải hướng đặc biệt coi trọng đến yêu cầu nuôi dưỡng nguồn thu bền vững trong dài hạn. Đồng thời, các giải pháp cải cách thuế đưa ra cần phải trên cơ sở cân nhắc đầy đủ các tác động của các yếu tố có liên quan, nhất là trong bối cảnh các hàng rào về mở cửa thị trường đối với nguồn vốn và lao động ngày càng thu hẹp, cạnh tranh để thu hút nguồn vốn giữa các quốc gia ngày càng gay gắt và ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân dự báo còn kéo dài.

Cùng với đó, cần phát huy được một cách hiệu quả vai trò đòn bẩy của chính sách thuế trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng trong nước phát triển hài hòa, cân đối theo hướng bền vững gắn với việc thực hiện các mục tiêu về đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế; qua đó, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN trong dài hạn.

Bộ Tài chính chủ động, nhạy bén trong hỗ trợ nền kinh tế

Theo TS. Lê Xuân Trường- Trưởng khoa Thuế, Hải quan (Học viện Tài chính), những chính sách ưu đãi thuế hỗ trợ doanh nghiệp trong những năm từ 2020 đến 2022 đều được ban hành đúng thời điểm mà các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Điều này xuất phát từ việc Bộ Tài chính đã chủ động trong tham mưu các chính sách tài khóa. Trong điều kiện bình thường phải mất từ 3 đến 9 tháng để thực hiện các công việc chuẩn bị cho ban hành nghị định của Chính phủ hoặc nghị quyết của Quốc hội. Tuy vậy, nhờ sự chủ động, nhạy bén của Bộ Tài chính và sự tích cực của toàn hệ thống chính trị mà quy trình này rút ngắn xuống chỉ còn khoảng từ 1 đến 2 tháng và trường hợp đặc biệt thời gian từ khi chuẩn bị đến khi ban hành chỉ chưa đầy 1 tháng.

Chính phủ và Quốc hội cũng có nhiều đổi mới, đột phá trong quá trình xem xét và quyết định các chính sách, thậm chí để kịp thời hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp đột xuất riêng một phiên để thảo luận và thông qua Nghị quyết số 20/2022/UBTVQH15 về giảm thuế BVMT mà không đợi đến kỳ họp định kỳ hàng tháng.

Các giải pháp hỗ trợ được xây dựng và triển khai thực hiện trên cơ sở đánh giá tác động kỹ trước khi ban hành, có liều lượng phù hợp với điều kiện, bối cảnh của đất nước và khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Đồng thời, duy trì được sự phối hợp hiệu quả giữa chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ và các chính sách có liên quan trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra. Qua đó, khi triển khai thực hiện nhanh chóng phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc hạn chế ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến đời sống của người dân.

Trên thực tế, cơ cấu và mức độ động viên ngân sách nhà nước (NSNN) còn chưa thực sự bền vững. Thu NSNN còn dựa vào các khoản thu từ vốn, các khoản thu có tính chất một lần, không tái tạo. Cùng với đó, dự báo thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ tiếp tục giảm những năm tới đây khi Việt Nam thực hiện cắt giảm hàng rào thuế quan theo cam kết. Mức độ tiết kiệm của NSNN cho đầu tư phát triển giảm đáng kể so với 10 năm trước. Theo đó, đảm bảo sự bền vững tài khóa trong trung và dài hạn thông qua cải cách hệ thống chính sách thuế cần phải được xem là một trong những ưu tiên chính sách của Việt Nam. Thực tiễn này cũng đang đặt ra sức ép khá lớn cho việc phải đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống chính sách thuế trong những năm tới đây.

作者:Nhận Định Bóng Đá
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜